Do giá thịt lợn tăng mạnh kéo giá nhiều thực phẩm được sử dụng thay thế như thịt bò, thịt gà 'leo thang', đẩy CPI tháng 11 của Hà Nội tăng 0,75%.
Theo thông tin từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,75% so với tháng trước, tăng 4% so tháng 12/2018 và tăng 3,68% so với cùng kì năm trước. CPI bình quân 11 tháng năm 2019 tăng 3,64% so với bình quân cùng kì năm 2018.
Giá thực phẩm tăng mạnh
Trong tháng này, có 8/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so với tháng trước. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với mức tăng 2,34%. Trong nhóm này, giá thực phẩm tăng 3,34% do giá thịt lợn tăng mạnh 17,07% so với tháng trước bởi ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.
Giá thịt lợn tăng cũng khiến giá một số loại thực phẩm được sử dụng thay thế thịt lợn "leo thang" như thịt bò tăng 1,68%, thịt gia cầm tăng 2,06%...
Có mức tăng cao thứ hai là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng, nhóm đồ uống và thuốc lá.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 11 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1% và tăng 9,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 3,2% và tăng 10,5%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải bằng tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ; công nghiệp khai khoáng giảm 12,1% so với tháng trước và giảm 24% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 11 tháng, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 21,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,3%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 9,2%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 8%.
Trong 11 tháng năm 2019, chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực (chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo) đạt mức tăng trưởng khá cao, cụ thể. Sản xuất chế biến thực phẩm tháng 11 tăng 126,2% so với cùng kỳ năm trước. Chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre nứa tăng 114,8% so với cùng kỳ. Sản xuất điện tử, máy tính, quang học tăng 145,8% so với tháng trước.
Có thể bạn quan tâm
01:00, 16/10/2019
13:00, 31/05/2019
00:00, 12/11/2019
Sẽ tăng nhập khẩu thịt lợn dịp Tết
Theo Bloomberg, người dân Việt Nam có thể không được thưởng thức các món ăn truyền thống, liên quan đến thịt lợn, vào dịp Tết Nguyên đán này, khi dịch tả lợn châu Phi đã cắt giảm đàn gia súc và gây ra tình trạng thiếu hụt trên toàn Việt Nam.
Theo ước tính của Chính phủ, thị trường có thể sẽ thiếu hụt 200.000 tấn trong giai đoạn từ tháng 11 đến cuối tháng 1/2020. Và trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung và hạ nhiệt đà tăng của giá thịt lợn, vốn góp phần khiến lạm phát gia tăng, Chính phủ đã yêu cầu các bộ tăng cường nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn cao điểm năm mới.
Sự thiếu hụt nguồn cung thịt lợn đồng nghĩa với việc nhập khẩu có thể sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ nhập khoảng 15.000 tấn. Việt Nam có thể sẽ phải cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia cũng coi thịt lợn là lẽ sống, trong nhập khẩu mặt hàng này nhằm giúp duy trì giá cả.
Tuy nhiên, có một nhược điểm lớn. Thịt nhập khẩu thường được đông lạnh, và người Việt hầu như không thích thịt đông lạnh.
Nguồn cung cấp lợn hiện hầu hết đến từ các trang trại và công ty lớn vì hoạt động nuôi lợn của các hộ gia đình ở các khu vực bị ảnh hưởng hầu như đã bị ngưng lại. Giá thịt lợn hơi tháng này đã tăng lên gần 80.000 đồng/kg, tăng gần 30% so với một năm trước vì thiếu hụt, ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết.
Theo các nhà phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect, việc nhập khẩu thịt lợn đông lạnh có thể được dành cho các bếp ăn công nghiệp. Các nhà phân tích của công ty chứng khoán có trụ sở tại Hà Nội, nhận định rằng tác động của dịch tả lợn châu Phi có thể sẽ không kéo dài lâu. Nhập khẩu thịt lợn được dự báo sẽ trở lại mức ổn định 0,5% nhu cầu thịt vào cuối năm 2020 và sẽ tăng lên khoảng 3-4% vào năm sau đó.