Sáng nay, giá vàng thế giới vẫn đang chịu sức ép giảm giá, nhưng tại thị trường trong nước, giá vàng SJC được vẫn điều chỉnh tăng, khiến giá vàng trong nước cao hơn thế giới hơn 22 triệu đồng/lượng.
>>>Đồng USD tăng nóng, giá vàng lao dốc không phanh
Tại thị trường trong nước, lúc 10 giờ sáng ngày 21/10, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tăng giá vàng miếng 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, lên mức giá 66.300.000 đồng/lượng mua vào và 67.300.000 đồng/lượng bán ra.
Mức tăng giá này được Công ty SJC áp dụng cho cả 3 thị trường lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM, nhưng giá bán tại TP.HCM vẫn thấp hơn 20.000 đồng/lượng. Chênh lệch biên độ mua bán của thương hiệu vàng quốc gia hiện là 1.000.000 đồng/lượng.
Tương tự, VietinBank Gold cũng tăng giá vàng miếng thêm 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán so với chốt phiên giao dịch trước đó, lên mức giá 66.300.000 đồng/lượng mua vào và 67.320.000 đồng/lượng bán ra.
Cùng thời điểm, thương hiệu DOJI Sài Gòn và thương hiệu Phú Quý SJC niêm yết vàng miếng với mức giá 66.200.000 đồng/lượng mua vào và 67.200.000 đồng/lượng bán ra, giu74 nguyên mức giá chiều mua vào và tăng 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 12/10.
Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trang sức thương hiệu PNJ tại thị trường TP.HCM cũng không điều chỉnh giá mua bán so với giá chốt phiên giao dịch ngày 20/10. Hiện giá niêm yết vàng trang sức PNJ tại thị trường TP.HCM là 51.900.000 đồng/lượng mua vào và 53.000.000 đồng/lượng bán ra. Chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng trang sức hiện là 14.300.000 đồng/lượng.
>>>Chịu áp lực bán tháo, vàng giảm còn gần 45,6 triệu đồng/lượng
Tại thị trường thế giới, thời điểm lúc 10 giờ sáng cùng ngày, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới giao dịch quanh mức giá 1.625 USD/ounce, giảm nhẹ gần 2 USD/ounce so với cùng giờ sáng qua. Giá vàng thế giới tại thời điểm này quy đổi chỉ còn tương đương hơn 45 triệu đồng/lượng. Với giá quy đổi này, giá vàng trong nước hiện đang cao hơn giá thế giới hơn 22 triệu đồng/lượng.
Đêm qua, giá vàng thế giới có thời điểm tăng vọt lên mức giá 1.645 USD/ounce, do đồng USD bất ngờ giảm giá khiến nhiều người đổ xô đến vàng. Tuy nhiên, tranh thủ khi vàng cán mốc 1.645 USD/ounce, nhà đầu tư đã bán tháo vàng để thu về lợi nhuận, khiến vàng quay đầu giảm một mạch 20 USD/ounce, thời điểm mở cửa phiên sáng nay và hiện vẫn đang trong xu hướng giảm giá..
Ở mức thấp như hiện tại, vàng có tín hiệu hút một dòng tiền nhỏ chảy vào. Mặt hàng này đang được hỗ trợ khá mạnh ở ngưỡng 1.630 USD/ounce. Tuy nhiên, về tổng thể, áp lực đối với vàng vẫn lớn vì đồng USD mạnh và có xu hướng còn tăng tiếp.
Bên cạnh đó, vàng còn chịu áp lực từ lợi tức trái phiếu Mỹ đang ở mức rất cao. Lợi tức trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm đã lên tới 4,13%. Đây là mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.
Thời gian qua, thị trường vàng thế giới đã chịu tác động lớn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Đặc biệt trong tháng 9, việc các ngân hàng trung ương lớn chạy đua tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát đã làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu vào năm 2023.
Mới đây, nhà phân tích hàng hóa Aude Marjolin tại S&P Global Commodity Insight cũng đưa ra nhận định, kỳ vọng tăng lãi suất và lo ngại về giá năng lượng có tác động mạnh hơn tới các kim loại quý trong tương lai.
Vị chuyên gia này cho rằng, bức tranh kinh tế vĩ mô ảm đạm của năm tới sẽ đè nặng lên kim loại quý chứ không phải các yếu tố cơ bản. Bên cạnh đó, lạm phát cao hơn liên tục sẽ không cho FED bất kỳ cơ hội nào trong ngắn hạn để thay đổi hoặc tạm dừng quá trình thắt chặt của mình. Ông dự báo, mức giá trung bình của vàng trong năm 2023 sẽ là 1.800 USD/ounce.
Có thể bạn quan tâm
Đồng USD tăng nóng, giá vàng lao dốc không phanh
16:00, 20/10/2022
Chuyên gia dự báo vàng sẽ tiếp tục gặp khó khăn
11:30, 17/10/2022
“Bắt đáy” giá vàng để đầu tư dài hạn
14:03, 16/10/2022
Chịu áp lực bán tháo, vàng giảm còn gần 45,6 triệu đồng/lượng
13:29, 15/10/2022
Vàng vẫn đang chịu nhiều áp lực giảm giá
11:00, 13/10/2022