Giá vàng tuần từ 15- 19/7: Tích lũy, chờ cơ hội bứt phá

Ngọc Anh 14/07/2019 05:01

Trong tuần từ 15- 19/7 tới, giá vàng có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh và tích lũy, chờ cơ hội bứt phá.

h

Giá vàng tuần này đóng cửa ở mức 1.415USD/oz

Trong tuần này, sau khi mở cửa ở mức 1.398USD/oz, giá vàng có thời điểm giảm xuống mức 1.385USD/oz, sau đó tăng mạnh lên mức 1.427USD/oz và đóng cửa ở mức 1.415USD/oz.

Tại thị trường vàng Việt Nam, giá vàng miếng SJC cũng biến động theo xu hướng giá vàng quốc tế. Theo đó, giá vàng miếng SJC cũng có thời điểm giảm từ mức 38,8- 39,2 triệu đồng/lượng xuống mức 38,5- 38,8 triệu đồng/lượng, nhưng sau đó lại tăng vọt lên mức 39,2- 39,5 triệu đồng/lượng.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch FED hàm ý giảm lãi suất, giá vàng ra sao?

    Chủ tịch FED hàm ý giảm lãi suất, giá vàng ra sao?

    05:01, 11/07/2019

  • Giá vàng tuần từ 8- 12/7: Cẩn trọng với phiên điều trần của Chủ tịch FED

    Giá vàng tuần từ 8- 12/7: Cẩn trọng với phiên điều trần của Chủ tịch FED

    05:01, 07/07/2019

  • Giá vàng sẽ duy trì xu hướng tăng dài hạn?

    Giá vàng sẽ duy trì xu hướng tăng dài hạn?

    05:01, 04/07/2019

  • Giá vàng ngắn hạn khó tránh khỏi điều chỉnh

    Giá vàng ngắn hạn khó tránh khỏi điều chỉnh

    11:01, 27/06/2019

  • FED cảnh báo giảm lãi suất, giá vàng sẽ tiếp tục bứt phá?

    FED cảnh báo giảm lãi suất, giá vàng sẽ tiếp tục bứt phá?

    06:04, 20/06/2019

  • Đà tăng giá vàng ngắn hạn có bền vững?

    Đà tăng giá vàng ngắn hạn có bền vững?

    05:01, 13/06/2019

Giá vàng đã tăng khá mạnh từ mức 1.391USD/oz lên mức 1.427USD/oz sau khi Chủ tịch FED bật tín hiệu có thể sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản trong kỳ họp ngày 30-31/7 tới. Tuy nhiên sau đó, số liệu lạm phát của Mỹ được công bố tăng mạnh hơn dự kiến, làm cho giá vàng điều chỉnh về sát vùng 1.400USD/oz. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của Mỹ trong tháng 6 (trừ lương thực và năng lượng) đã tăng 0,3%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2018. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) cơ bản của quốc gia này cũng tăng 0,3%.   

Tuy nhiên, không phải CPI và PPI, mà chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) mới chính là chỉ số mà FED quan tâm nhiều trong việc đo áp lực lạm phát của Mỹ. Hiện PCE vẫn ở mức 1,6%, dưới mức mục tiêu 2% của FED.

Theo kết quả khảo sát của CME Fedwatch, hiện có 75% khả năng FED sẽ cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất, trong khi chỉ có 24,5% khả năng FED cắt giảm 50 điểm phần trăm lãi suất trong cuộc họp cuối tháng này. Thị trường hiện vẫn đang kỳ vọng FED sẽ có 3 đợt cắt giảm lãi suất trong những tháng cuối năm nay.

Trong khi đó, nguy cơ Mỹ vỡ nợ đã nổi lên sau khi Bloomberg dẫn báo cáo của Trung tâm Chính sách Bipartisan (BPC) cảnh báo về điều này. Nguy cơ này càng hiện hữu hơn khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Chính phủ Mỹ sẽ cạn tiền vào đầu tháng 9 tới nếu Quốc hội không nới trần nợ công. Đây cũng được coi là yếu tố mới hỗ trợ tích cực cho giá vàng.

Tuy nhiên, việc Ấn Độ quyết định tăng thuế nhập khẩu vàng từ 10% lên 12,5% vẫn khiến các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu vàng thế giới sẽ giảm mạnh. Theo dự báo của Hội đồng vàng thế giới (WGC), quyết định này của Ấn Độ có thể sẽ khiến nhu cầu vàng thế giới giảm khoảng 2,4% trong năm 2019. Đây là yếu tố tác động tiêu cực đến giá vàng, nhất là giai đoạn này là mùa thấp điểm tiêu thụ vàng theo thường lệ hàng năm.     

Ông Ole Hansen, Trưởng Ban chiến lược của Saxo Bank cho biết, giá vàng có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn. “Nhu cầu vàng vật chất có thể tiếp tục giảm, cộng với kỳ vọng FED giảm lãi suất đã phản ánh vào giá vàng thời gian qua, sẽ khiến các nhà đầu tư tiếp tục chốt lời trong ngắn hạn, nhất là khi giá vàng lên vùng 1.430- 1.440USD/oz”, ông Hansen nhận định và nhấn mạnh, với lo ngại bất ổn kinh tế toàn cầu, áp lực chốt lời sẽ không quá mạnh. Do đó, giá vàng có thể sẽ điều chỉnh, tích lũy trong ngắn hạn.

Đồng quan điểm, ông Afshin Nabavi, Trưởng phòng kinh doanh của Tập đoàn MKS cho rằng, giá vàng có thể sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp trong ngắn hạn, mặc dù giá kim loại quý này vẫn có triển vọng tăng trong trung và dài hạn. “1.400USD/oz đang là mức hỗ trợ tâm lý quan trọng, trong khi kháng cự đầu tiên tại 1.422USD/oz”, ông Afshin Nabavi nhận định.   

Theo phân tích kỹ thuật, các chỉ số trên biểu đồ tuần, tháng vẫn tích cực, cho thấy xu hướng tăng giá vàng trung và dài hạn vẫn được duy trì. Tuy nhiên, trên biểu đồ ngày, MACD vẫn tiếp tục phân kỳ âm khi cắt xuống dưới đường tín hiệu, Histogram cũng đã cắt xuống dưới đường zero. Trong khi đó, dải Bollinger đang có xu hướng thắt lại, cho thấy sắp hình thành xu hướng mới trong ngắn hạn. Theo đó, nếu bị đẩy xuống dưới 1.398USD/oz, giá vàng có thể tiếp tục xuống 1.380USD/oz, kế tiếp là 1.350- 1.367USD/oz. Trong khi đó, 1.428USD/oz là mức kháng cự đầu tiên, kế tiếp là 1.444USD/oz.  

Các số liệu kinh tế quan trọng được công bố tuần tới, có thể tác động mạnh đến USD và giá vàng, như: doanh số bán lẻ, sản xuất, kỳ vọng lạm phát của Mỹ; phát biểu của một số quan chức FED…

Theo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 15- 19/7, trong số 16 chuyên gia phân tích của phố Wall, có 7 người (44%) dự báo giá vàng sẽ đi ngang; 5 người (31%) dự báo giá vàng sẽ tăng và 4 người (25%) dự báo giá vàng sẽ giảm.

Trong khi đó, trong số 961 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 653 người (67%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 175 người (18%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 133 người (15%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giá vàng tuần từ 15- 19/7: Tích lũy, chờ cơ hội bứt phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO