Nông sản được mùa, rớt giá…là câu chuyện diễn ra theo kiểu "xuân thu nhĩ kỳ" trong suốt nhiều năm qua nhưng đến nay chưa thể tạo ra hướng đi hiệu quả mang tính bền vững, có giá trị kinh tế cao.
“Chung tay giúp người dân Bắc Giang tiêu thụ Vải”, “Cùng nhau ủng hộ bà con vùng cao tiêu thụ mận tam hoa”…là những cụm từ xuất hiện với mật độ dày đặc trên các trang mạng xã hội cho đến các bản tin trên mặt báo trong suốt những ngày, tháng qua.
Trên khắp các tỉnh thành, rất nhiều đơn vị, cá nhân đã vào cuộc kêu gọi bà con tiêu thụ nông sản vải thiều, mận tam hoa cho nông dân vùng Bắc Giang, Sơn La đang do rơi vào cảnh được mùa, rớt giá không thể tiêu thụ kịp.
Đây là những mặt hàng nông sản có chu kỳ mùa vụ nên không thể để được lâu khi thu hoạch xong, cần phải tiêu thụ trong thời gian ngắn, nếu không, những sản phẩm nói trên phải đổ bỏ cũng đồng nghĩa với bao mồ hôi, công sức của người nông dân sao bao ngày chăm sóc "đổ sông đổ biển".
Trong khi đó, hiện nay Việt Nam có 500 nhãn hiệu được công nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, khi có mặt tại thị trường các nước trên thế giới, các nhãn hiệu này được bán với giá gấp 10, thậm chí 20 lần so với trong nước.
Đơn cử, vải thiều là loại quả có giá trị rẻ ở Việt Nam, có năm được mùa, tại Bắc Giang, vải thiều chỉ có giá vài nghì đồng/kg. Thế nhưng khi "xuất ngoại", một khay vải thiều (12 quả) Việt Nam được bán tại siêu thị ở Nhật với giá 430.000 đồng.
Đây là câu chuyện được dư luận, truyền thông và mạng xã hội nhắc đến thường xuyên. Câu chuyện này cũng làm "nóng" nhiều hội thảo khoa học, hội nghị kết nối xúc tiến đầu tư... trong suốt thời gian qua.
Tại sao lại có sự chênh lệch giá đến như vậy với cùng một sản phẩm? Lý giải điều này, đã có nhiều ý kiến cho rằng, khâu tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong nước còn quá yếu và thiếu đồng bộ, chuyên nghiệp.
Đồng ý là do bối cảnh dịch bệnh COVID -19 đang diễn biến phức tạp, kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã hơn 1 năm chưa có dấu hiệu dừng lại nên có thể ảnh hưởng đến kênh tìm kiếm, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng, với những gì mà thế giới phẳng do ảnh hưởng của công nghệ 4.0 thì thương mại điện tử vẫn là kênh đang đem lại hiệu quả vô cùng lớn trong giao thương, giao dịch buôn bán ở bất kỳ thị trường nào trên thế giới.
Tại sao công nghệ hiện đại đang phát triển mạnh như vậy mà các nhà quản lý không khuyến khích người dân, doanh nghiệp biến sản phẩm đang quá tải thành mặt hàng sấy khô, chế biến nhiều loại thành phẩm từ chiết xuất củ, quả nông sản cất trữ lâu dài, hoặc có thể tiêu thụ ngay ở thị trường các quốc gia có nhu cầu?
Nhiều chuyên gia khoa học cũng đã khuyến cáo vấn đề này nhưng thực tế trong nhiều năm qua, câu chuyện hỗ trợ tiêu thụ nông sản vẫn trở thành “điệp khúc” theo mùa vụ.
Ngay như quả mận tam hoa có giá trị dinh dưỡng cao như vậy, tại sao không có nhiều mô hình HTX, doanh nghiệp đứng ra bao tiêu để chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau? Rồi quả bí xanh, trong đông y có nhiều tác dụng lại không được sơ chế, sấy khô để chế biến thành các loại thảo dược phục vụ cho lâu dài?
Nhắc đến các câu chuyện trên, các chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề kêu gọi cộng đồng tiêu thụ nông sản được mùa-rớt giá như trong thời gian qua vẫn chưa có một mô hình hay giải pháp căn cơ để giải quyết.
Bên cạnh đó, nguyên nhân từ việc sản xuất, xuất khẩu của nông sản Việt Nam cũng còn những hạn chế nhất định. Cụ thể, quy trình trồng trọt, chăn nuôi còn tự phát, chưa theo quy hoạch và chưa gắn với chế biến, tiêu thụ.
Đặc biệt, lộ trình phát triển và xây dựng thương hiệu cho nông sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định theo mùa vụ.
Sản xuất gắn với tiêu thụ đang là khoảng cách khá xa và mong manh khiến câu chuyện được mùa-rớt giá trở thành “điệp khúc” kéo dài chưa đến bao giờ mới dừng lại được.
Có thể bạn quan tâm
Nghệ An thu hồi đất vàng nằm “án binh bất động” gần 10 năm ở trung tâm TP Vinh
16:21, 10/06/2021
VIỆC TỬ TẾ: Một thôn ở Hà Tĩnh bị phong tỏa vì Covid-19, cộng đồng chung tay giải cứu dưa
16:03, 08/05/2021
Tháo gỡ vướng mắc trong vận chuyển nông sản qua vùng dịch
20:05, 09/06/2021
Kết hợp du lịch và phát triển nông sản đặc sản
00:02, 09/06/2021
BRGMART hỗ trợ tiêu thụ nông sản Bắc Giang
18:38, 08/06/2021
Grab công bố dự án GrabConnect nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi số
11:57, 08/06/2021