Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Hiện nay, ở các địa phương nông sản đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, việc lưu thông nông sản giữa các địa phương tăng cường các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản giữa các địa phương là các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức cần thiết, khi không cho phép phương tiện vận chuyển nông sản của địa phương khác đi qua.
Tạo thuận lợi cho việc lưu thông
Thực tế, vẫn phát sinh những vướng mắc do công tác phòng chống dịch ở các địa phương được tăng cường trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thời điểm tháng 6/2021, nhiều mặt hàng nông sản, hoa quả Bắc Giang bước vào vụ thu hoạch nhưng việc lưu thông, tiêu thụ của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ông Lê Ánh Dương Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang: Bày tỏ mong muốn Bộ Công Thương kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức với các tỉnh, thành phố về việc tạo điều kiện cho nông sản Bắc Giang được lưu thông, tiêu thụ khi bảo đảm các điều kiện an toàn dịch bệnh.
Hiện nay, diện tích vải thiều toàn tỉnh là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020. Thời gian thu hoạch vải dự kiến với vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch rộ 20/5-10/6; vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ 10/6-20/7/2021. Vải thiều Bắc Giang có chất lượng vượt trội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được trồng trọt, chăm sóc ở “vùng vải an toàn dịch bệnh”, bảo đảm không bị tác động COVID-19; thị trường trong và ngoài nước có thể yên tâm tin dùng.
Để giải quyết và tháo gỡ vướng mắc trong vận chuyển nông sản được lưu thông giữa các địa phương, các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải đã thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều công văn, văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ, có các giải pháp kịp thời tạo thuận lợi cho việc lưu thông, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa, nhất là những nông sản đang vào vụ thu hoạch ở một số địa phương như: Vải thiều, thanh long, dưa hấu, dưa lê, dưa chuột, khoai sọ, cà chua, bí xanh, bí đỏ, dứa…
Cần thống nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý
Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Nguyễn Quốc Toản cho biết, khó khăn trong vận chuyển, lưu thông nông sản giữa các địa phương là các chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 áp dụng biện pháp phòng dịch quá mức cần thiết khi không cho phép phương tiện vận chuyển nông sản của địa phương khác đi qua, mặc dù có giấy xác nhận an toàn dịch bệnh đối với lái xe và hàng hóa. Ngoài ra, việc tiêu thụ nông sản còn gặp khó khăn do cước phí vận tải tăng, nhu cầu thị trường giảm, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí cầu đường và lưu thông vận chuyển tăng.
Đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải tạo điều kiện cho phép lưu thông nông sản khi có giấy xác nhận của cơ quan y tế địa phương.Các địa phương cũng cần trao đổi, thống nhất nhất áp dụng các biện pháp trong quản lý hoạt động vận tải, bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh, nhưng không “ngăn sông cấm chợ”, không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - Trần Thanh Nam cho rằng, đã có những văn bản chỉ đạo rất chặt chẽ, cần có cơ chế để tháo gỡ thông suốt. Bộ NN&PTNT cùng Bộ Công Thương và Bộ Y tế phối hợp tạo cơ chế kiểm duyệt và ngành y tế cấp giấy xác nhận nông sản được ưu tiên sẽ lưu thông nhanh hơn trong bối cảnh dịch COVID-19. Và đề nghị Bộ Ngoại giao họp bàn với phía Trung Quốc để có cơ chế cho phép tạm thời sử dụng “Hộ chiếu vacine” đối với lái xe vận chuyển để giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời Bộ Y tế xem xét thống nhất đề nghị các địa phương nên ưu tiên tiêm vaccine cho các lái xe vận chuyển để họ có thể lưu thông dễ dàng. Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu việc giảm phí, có cơ chế tạo điều kiện cho các xe vận chuyển nông sản thuận lợi hơn.
Đại diện diện lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đã chỉ đạo các đơn vị ở địa phương tăng cường xét nghiệm nhanh để thông thương hàng hóa cho các đối tượng tham gia vận chuyển, tuy nhiên, cũng gặp một số khó khăn liên quan đến vấn đề cách ly y tế và Bộ đang cùng với các địa phương giải quyết những vướng mắc này.
Đại diện Bộ Giao thông vận tải đề xuất, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương cần yêu cầu các địa phương có nhu cầu vận chuyển thông tin đến Sở Giao thông vận tải trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển lưu thông hàng hóa. Một số ý kiến khác cho rằng, cần phối hợp chặt chẽ về thông tin với các tỉnh giáp biên giới để nắm bắt kịp thời những thay đổi trong việc thông quan hàng hóa giữa 2 bên, chủ động các kịch bản và giải pháp tiêu thụ nông sản.
Nhấn mạnh đến nhiều loại nông sản chuẩn bị bước vào thu hoạch ngoài vải thiều, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó vu trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết, Bộ công thương đang đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thu hoạch thời vụ ngắn và sản lượng lớn. Để tháo gỡ cho các hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thu mua, thu hoạch đảm bảo việc phòng, chống dịch và cũng như đảm bảo lưu thông hàng hóa, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản hướng dẫn. Cùng đó, kết nối cung cầu bằng nhiều hình thức, đặc biệt là trực tuyến trên các kênh thương mại điện tử để đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản nói chung; trong đó có vải thiều. Đồng thời đề xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, phối hợp với các sở tăng cường giúp đỡ doanh nhân, doanh nghiệp thu mua, kiểm dịch nhanh để có “giấy thông hành” trong lưu thông đi xuất khẩu cũng như tiêu thụ tại thị trường trong nước.
"Bài tuyên truyền NQ 84 - CP ngày 29/5/2020"
Có thể bạn quan tâm