Sự kết hợp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc là nguyên nhân dẫn Triều Tiên tới ngày nay.
Đất nước Triều Tiên dường như không chủ động tiết lộ bất cứ thứ gì ra bên ngoài, những gì thế giới biết về họ nhờ thông tin ít ỏi từ báo giới Hàn Quốc và phương Tây, đa phần trôi nổi trên mạng, ít được kiểm chứng.
Bên cạnh những hình ảnh hoành tráng tại thủ đô Bình Nhưỡng; các chương trình phát triển vũ khí, quốc phòng gây kinh ngạc và thiết chế xã hội rất nhiều ưu điểm là nạn đói, sự dị biệt khắc nghiệt có phần bí ẩn là chủ đề tranh cãi sôi nổi khi nhắc đến Triều Tiên.
Họ nói không với toàn cầu hóa, chấp nhận đối đầu với lệnh cấm vận từ Mỹ, kiên định con đường riêng do cố Chủ tịch Kim Nhật Thành lựa chọn, mặc dù triền miên khủng hoảng từ nông nghiệp, lương thực đến y tế, thuốc men. Song Bình Nhưỡng vẫn tạo ra nhiều thành tích đáng được nói đến.
Hệ thống Internet, phần mềm riêng, hệ thống tàu điện ngầm dưới lòng đất, quy hoạch đô thị chỉnh chu; đặc biệt tên lửa tầm trung và xa là những công nghệ tinh vi và phức tạp cần nhiều ngành công nghiệp đi kèm, thậm chí vũ khí hạt nhân - nếu quả thực có sẽ là điều phi thường.
Dĩ nhiên, để “mô tả Triều Tiên” là điều không thể và không dễ. Nhưng vẫn có thể nhìn Triều Tiên dưới lăng kính khác. Nếu gạt bỏ “điều tiếng” mô hình Triều Tiên rất đáng suy ngẫm, nhất là với những quốc gia có tư tưởng tự cường, tự lực.
Thứ nhất, thể chế chính trị. Quốc tế ghi nhận Triều Tiên là quốc gia theo đường lối chủ nghĩa cộng sản, họ từng thuộc hệ thống Liên Xô, được tài trợ và giúp đỡ rất lớn.
Mô hình XHCN Triều Tiên được cải biến khá nhiều kể từ thế hệ lãnh tụ Kim Nhật Thành và người con Kim Jong Il - ở chỗ, Bắc Hàn sử dụng rất đậm đặc tính chất chủ nghĩa dân tộc đến mức thái quá, chủ nghĩa này như liều thuốc tinh thần bổ khuyết về mặt vật chất.
Giáo dục nước này chủ yếu xây dựng lòng yêu nước, thù ghét phương Tây hơn là tiếp thu văn minh nhân loại, tất cả người dân được yêu cầu tôn sùng lãnh tụ dân tộc và trung thành với đất nước. Với người dân được đeo trên ngực huy hiệu có khắc hình lãnh tụ Kim Nhật Thành là niềm tự hào.
Giá trị văn minh dân chủ Tây phương ngạc nhiên về điều này. Nhưng với người Bắc Hàn, lòng trung thành, tuyệt đối tuân thủ, trung thành chính là sức mạnh quốc gia giúp họ tồn tại trong khó khăn.
Nạn đói những năm 1990, Bình Nhưỡng vận động người dân “ăn một ngày hai bữa”, lúc ấy nhịn đói, tiết kiệm là tiêu chí đánh giá lòng yêu nước. Hiếm thấy nơi nào trên thế giới người dân vui vẻ chịu khó để nhà nước thực hiện các chương trình sản xuất vũ khí, đầu tư quốc phòng tốn kém như Triều Tiên.
Nếu chủ nghĩa Marx coi tư hữu là nguồn gốc sinh ra bóc lột, tư bản chủ nghĩa thì Triều Tiên nâng tư hữu lên tầm cao mới - là suy thoái, phản quốc cần loại bỏ. Tất nhiên hệ thống luật pháp rất hà khắc để giữ vững thành trì chế độ.
Chính vì vậy, Triều Tiên là nền kinh tế kế hoạch hóa lớn nhất và điển hình nhất hiện nay, từ chăn nuôi, trồng trọt đến công nghiệp, dịch vụ đều do nhà nước nắm quyền điều hành trực tiếp thông qua hợp tác xã, nông trang quốc doanh.
Có thể nói “thuần hóa con người” là bí quyết để gia tộc họ Kim duy trì ổn định đất nước, xét ở khía cạnh nào đó Triều Tiên đã đạt được thành công ban đầu trên con đường xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa”.
Trước sau gì Bình Nhưỡng vẫn xem Mỹ, đồng minh và phương Tây là mối đe dọa an ninh quốc gia, đây là quan điểm vốn rất phổ biến từ sau thế chiến II, đến nay hầu hết đã bình thường hóa, lấy hợp tác hóa giải xung đột. Cũng chỉ duy nhất Triều Tiên vẫn giữ thái cũ!
Thứ hai, Bình Nhưỡng có thể là quân cờ trong tay nải Bắc Kinh trong màn đối đầu với Mỹ tại vùng Đông Bắc Á và Thái Bình Dương. Chí ít Trung Quốc có 2 lý do để âm thầm hậu thuẫn Bình Nhưỡng, đó là cùng thể chế chính trị và cùng kẻ thù.
Ông Kim Jong un nhiều lần bí mật sang hội kiến với Tập Cận Bình trước hội nghị Thượng đỉnh với Mỹ tại Hà Nội, trước đó Bắc Kinh đã “thể hiện sự liên quan” trong cuộc gặp lần thứ nhất Kim - Trump tại Singapore.
Kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất ngành ngoại thương Triều Tiên, nhiều loại hàng hóa đặc biệt được Trung Quốc bật đèn xanh hoặc thông qua các công ty bình phong tại Trung Quốc để nhập về Bắc Hàn.
Còn tiếp…
Có thể bạn quan tâm
Kỷ niệm Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ nhất: Hướng đến "Mỹ - Triều" 3.0
06:15, 12/06/2019
Tín hiệu mới cho Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 3?
06:00, 14/04/2019
Bàn cờ thế cuộc hậu Thượng đỉnh Mỹ - Triều
22:16, 06/03/2019
Một số điều rút ra từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội
09:47, 02/03/2019
Khép lại thượng đỉnh Mỹ - Triều: Vị thế của Việt Nam ở đâu?
17:24, 01/03/2019
Hàm ý của Triều Tiên đằng sau vụ phóng tên lửa hành trình
07:00, 16/09/2021
Lo ngại với những tín hiệu hạt nhân mới từ Triều Tiên
04:44, 31/08/2021
Mỹ sẽ có chiến lược mới về quan hệ với Triều Tiên?
04:46, 19/06/2021