Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt rào cản vào thị trường 49.000 tỷ USD

Diendandoanhnghiep.vn Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), được đánh giá sẽ mang lại cho doanh nghiệp cũng như hàng hóa của Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng không ít những khó khăn, thách thức.

Theo ông Trần Thế Như Hiệp – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ NHONHO, các tiêu chuẩn nhập khẩu trong Hiệp định RCEP không quá khắt khe, thị hiếu tiêu dung giữa các nước cũng khá tương đồng, nên việc giao thương sẽ thuận lợi. Đồng thời RCEP cũng mở cửa cho các dịch vụ logistics, thương mại điện tử, khiến hàng hóa đến tay người tiêu dùng giữa các nước dễ dàng hơn.

Một trong những giải pháp là tổ chức lại sản xuất, Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng để đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều.

Một trong những giải pháp là tổ chức lại sản xuất, xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng để đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều.

Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ nội khối RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng xuất khẩu tại khu vực này, đặc biệt là ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NewZealand.

Một thuận lợi quan trọng của RCEP đối với hàng hóa Việt Nam là nếu trước đây, một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam do sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước nằm ngoài FTA nên không đáp ứng yêu cầu xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan. Khi tham gia RCEP, các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác cung ứng nguồn nguyên liệu cho Việt Nam chủ yếu đều thuộc RCEP, nên vấn đề này sẽ thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, RCEP cũng mang lại một số thách thức với hàng hóa của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp về sức ép cạnh tranh hàng hóa và phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Do đó, ông Trần Thái Như Hiệp đưa ra 3 giải pháp để giúp các doanh nghiệp vượt rào cản vào các thị trường lớn.

Một là, tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất – tiêu thụ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa. Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng để đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều. Chú trọng các chứng nhận vùng trồng theo quy định.

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Hiệp định RCEP được thực thi sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại.

Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến; từ sản phẩm chế biến đơn giản sang chế biến sâu; từ sản phẩm giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao. Tăng cường các mối liên kết giữa sản xuất – vận chuyển – chế biến – tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối; giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.

Đầu tư đổi mới nâng cao công nghệ sản xuất, chất lượng máy móc, thiết bị; quy trình sản xuất; phương thức quản trị doanh nghiệp; chất lượng nguồn nhân lực. Tuân thủ các quy chuẩn quản lý chất lượng hàng hóa.

Hai là, giải pháp đổi mới công nghệ mềm, chứng nhận tiêu chuẩn tiên tiến, nhằm gia tăng chất lượng nông sản và đáp ứng các rào cản kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, cần phải áp dụng các quy trình tiên tiến thông qua việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng hệ thống quản lý sản xuất để có thể tạo ra sản phẩm có chất lượng và an toàn, gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Ba là, giải pháp áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý mã vạch, QRcode, tem nhãn chống hàng giả. Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một trong những giải pháp giúp cho người tiêu dung biết được rõ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như các công đoạn để làm ra sản phẩm. Truy xuất hàng hóa cũng chính là thông điệp về chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng một cách cụ thể nhất. Do vậy, các vấn đề liên quan đến truy xuất hàng hóa luôn dành được sự quan tâm lớn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp giúp doanh nghiệp vượt rào cản vào thị trường 49.000 tỷ USD tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713520597 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713520597 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10