Giải pháp giúp ngành F&B vượt khó sau đại dịch Covid-19

Diendandoanhnghiep.vn Dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp F&B đã bị tác động nặng nề do như đứt gãy nguồn lao động, nguyên vật liệu, chuỗi cung ứng,... Vậy, doanh nghiệp F&B cần giải pháp gì để phục hồi ?

CEO Nguyễn Thùy Vân

CEO Nguyễn Thùy Vân

Những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành phục vụ dịch vụ ẩm thực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ và lâu dài nhất. Theo Statista, năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng F&B khoảng 10%/năm. Dự báo, ngành này tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong giai đoạn 2020 - 2025. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành FMCG nói chung và F&B nói riêng.

Tại thị trường F&B Việt Nam, bà Nguyễn Thùy Vân là người được nhiều người biết đến với vai trò Founder & CEO Indochine by Sense (thuộc Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ Sense) và một loạt chuỗi nhà hàng, quán cafe,... tại các tình thành khác nhau. Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp đã trao đổi với bà Nguyễn Thùy Vân về thị trường  F&B Việt Nam. 

CEO Nguyễn Thùy Vân

CEO Nguyễn Thùy Vân với các dự án đang triển khai

- Căn nguyên nào bà đến với F&B, thưa bà?

F&B Service là bộ phận chịu trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống cho du khách khi họ lưu trú tại khách sạn. Bên cạnh đó, bộ phận F&B cũng cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tổ chức tiệc sinh nhật, liên hoan, buffet cho hội thảo, tổ chức tiệc theo yêu cầu của khách.

Tôi là người thích kết nối, học hỏi, tìm hiểu các vùng đất mới. Tôi bắt đầu tham gia lĩnh vực F&B từ năm 2012. Khi mới bắt đầu, tôi làm nhiều vị trí, từ lễ tân, phục vụ bàn để lấy kinh nghiệm. Tôi cũng phải bố trí thời gian phù hợp để vừa học đại học, vừa làm việc. Năm 24 tuổi, tốt nghiệp đại học, tôi quyết định đầu tư vào Miafruit vì định hướng phát triển của công ty Mia rất tốt, giúp cho nông sản Việt vươn ra thế giới. Đến năm 28 tuổi, khi tôi đã có hơn 10 năm làm trong ngành F&B, nên tôi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này. Tôi muốn mỗi vùng đất mình đi qua đều có dấu ấn của mình. Vì vậy, tôi hướng doanh nghiệp của mình đi theo mảng set-up, định hướng kinh doanh và điều hành nhà hàng hay resort cho những dự án kinh doanh chuỗi F&B.

- Theo bà, ngành F&B hiện gặp những khó khăn gì?

Tôi cho rằng, F&B là ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19. Doanh nghiệp phải tăng chi phí cho các chương trình khuyến mại để hút khách, thêm nữa là các chi phí phòng, chống dịch… Nhiều doanh F&B vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng ngay cả khi không hoạt động. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất trong ngành thực phẩm đồ uống có năng lực tài chính yếu kém, để sinh tồn. Nhiều doanh nghiệp buộc phải thực hiện tái cơ cấu sản xuất và mạng lưới phân phối để thích ứng với khủng hoảng. 

Ngoài ra, chi phí nhân sự là một trong những hạng mục nan giải. Bởi lẽ, chi phí dành cho nhân sự của từng mô hình nhà hàng cũng rất phong phú, thường bao gồm lương cố định cho nhân viên, tiền thưởng, tiền tăng ca, thuế, tiền lương và bảo hiểm. Trong giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải giải bài toán về nhân sự và chọn phương án hạ chi phí hoạt động bao gồm cắt giảm lao động khi phần lớn nhà hàng phải đóng cửa hoặc giảm doanh thu.

Mặc dù hiện nay, tình hình dịch bệnh trong nước bắt đầu có những dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, trên thế giới, dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến phức tạp, kéo dài, đặc biệt các nước là đối tác thị trường quan trọng của Việt Nam như: Mỹ, Nhật, châu Âu,… Do đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có đầu ra, đầu vào phụ thuộc vào thị trường quốc tế.

Các dự án của CEO Nguyễn Thùy Vân

Các dự án của CEO Nguyễn Thùy Vân đang điều hành

- Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhiều nhà hàng đã phải đóng của, nhưng doanh nghiệp bà vẫn không ngừng mở rộng chuỗi nhà hàng. Đâu là nguyên nhân, thưa bà?

Tôi cho rằng, đằng sau sự phát triển vượt trội của F&B tại Việt Nam là các yếu tố văn hóa và kinh tế. Có thể trong thời đại dịch, mọi người sẽ e dè việc ăn uống tại chỗ. Tuy nhiên, trước và sau đại dịch thì văn hóa ăn ngoài tại Việt Nam là một điểm nhấn. Thực khách Việt thường thích dùng bữa sáng nhanh, thuận tiện trên đường đến công sở thay vì ăn tại nhà. Do đó, thời điểm hiện tại là cơ hội với những người bắt đầu.

Dù vậy, nếu kinh doanh trong thời điểm này, bắt buộc doanh nghiệp phải cân nhắc chính xác; phải lập ra những kế hoạch rõ ràng, cũng như nắm bắt nhanh nhạy sự thay đổi để phù hợp với hành vi tiêu dùng, điều chỉnh cách phục vụ và phân phối sản phẩm đến thực khách một cách phù hợp, an toàn. Có được niềm tin và tạo nên thói quen cho khách hàng chính là một thành công. Tôi tin, khi làm với chữ tâm được đặt lên hàng đầu thì công ty sẽ phát triển bền vững.

- Thị trường Việt Nam được nhận định là “miếng mồi ngon” cho các nhà đầu tư hoặc startup F&B, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?

Lợi thế của nước ta là cơ cấu dân số trẻ, kinh tế luôn tăng trưởng ổn định. Thêm vào đó, giá nguyên vật liệu rẻ, ẩm thực đa dạng, giúp doanh nghiệp phát triển chỉ với nguồn vốn nhỏ. Nhờ có các nhà cung cấp hương liệu, nguyên liệu chất lượng giúp cho ngành F&B phát triển tốt hơn. Đặc biệt, cơ hội phối hợp cùng công nghệ 4.0 và những ứng dụng hiện đại để phủ sóng trải đều trên thị trường Việt Nam là một ưu thế; cùng với đó là sự ra đời của các ứng dụng như GrabFood, Now, Baemin,... là cơ hội tốt để thị trường F&B có cơ hội phát triển hơn dù là ở các ngách nhỏ hơn.

CEO Nguyễn Thùy Vân

Dự án nhà hàng mà CEO Nguyễn Thùy Vân tâm huyết

- Vậy phải làm gì để phát triển thương hiệu F&B tại Việt Nam, thưa bà?

Không chỉ riêng ngành F&B, bài toán phát triển thương hiệu tại Việt Nam rất nan giải. Tôi được biết, có 70% doanh nghiệp không đăng ký thương hiệu ở Cục Sở hữu trí tuệ sau nhiều năm hoạt động; hoặc nếu có đăng ký cũng bị trả lại hồ sơ sau 24 tháng vì vi phạm một số nguyên tắc của đăng ký thương hiệu. Để mở rộng được chuỗi nhà hàng nhanh chóng, hiệu quả và nhượng quyền thương mại tốt thì một thương hiệu sẽ có nhiều giá trị hơn.

Thách thức của nhượng quyền ở Việt Nam là phải xây dựng các bộ quy trình vận hành chuẩn ngay từ ban đầu. Đồng thời, phải bảo đảm tính nhất quán của sản phẩm và dịch vụ nên cần rất nhiều vốn để đầu tư vào nhân lực cũng như cơ sở vật chất. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì có thể cùng một thương hiệu nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ có thể rất khác nhau giữa các địa điểm kinh doanh.

Trong khi đó, những thương hiệu ẩm thực hàng đầu thế giới mang đến Việt Nam những sản phẩm thực sự bắt mắt, mới lạ, chuẩn vị ẩm thực phương Tây, đánh trúng thị hiếu của người Việt. Dù vậy, văn hóa ẩm thực Á Đông vẫn chưa đón nhận hoàn toàn “gia vị Tây”, nhưng các doanh nghiệp F&B nếu không đạt được độ phủ rộng sẽ rất dễ thua lỗ. Với sức mua chưa đủ lớn, thị trường không đủ rộng thì các thương hiệu ẩm thực quốc tế lẫn Việt Nam sẽ phải vượt qua không ít rào cản.

CEO Nguyễn Thùy Vân

CEO Nguyễn Thùy Vân chia sẻ về quyết thành công đó là học mọi nơi

- Theo bà, để phục hồi ngành F&B sau đại dịch, doanh nghiệp cần thực hiện những giải pháp gì?

F&B là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng. Tác động của dịch Covid-19 lần này sẽ là một phép thử “sức đề kháng” đối với những doanh nghiệp kinh doanh ngành F&B.

Để tồn tại và trụ vững, tôi cho rằng, các doanh nghiệp ngành F&B cần rà soát, hoàn thiện các qui trình để quản lý kinh doanh tốt hơn, nhân lực tinh giản, hoạt động hiệu quả hơn, sẵn sàng cho quá trình hồi phục sau Covid-19; số hóa để tối ưu hóa qui trình kinh doanh, cải thiện năng suất của công ty và cải thiện trải nghiệm với khách hàng, thông qua các giải pháp công nghệ, cụ thể là tạo ra sự tương tác nhanh chóng và thuận tiện hơn giữa khách hàng và công ty; đẩy mạnh các hình thức bán hàng online; phát triển các mô hình tổ chức tiệc outside (ngoài phạm vi nhà hàng); duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nguồn khách hàng trung thành, giảm giá bán, tiết giảm chi phí tối đa…

Ngoài ra, doanh nghiệp cần mang đến những trải nghiệm độc đáo tại các không gian nhà hàng đặc biệt, đa dạng phong cách cho khách hàng cũng như mô hình kinh doanh mới, ứng dụng công nghệ trong phương thức vận chuyển và tiếp cận với khách hàng. Dịch bệnh vừa là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cùng nhìn nhận lại và tái cơ cấu nhằm hoạt động tốt hơn.

- Để thành công như ngày hôm nay, chắc chắn bà đã phải nỗ lực rất nhiều. Bà có chia sẻ gì với độc giả cũng như các bạn trẻ đang có hướng khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B?

Để khẳng định được vị thế và thương hiệu, với tôi chính là sự thay đổi liên tục để tạo nên sự mới và khác biệt. Đồng thời, nhằm hạn chế rủi ro thì cần cập nhật liên tục tình hình ngành F&B trên thế giới cũng như biến động trong nước để có được hướng đi phù hợp. Nó là lĩnh vực không quá mới nhưng còn nhiều những ngách nhỏ chưa được khai thác và cũng cần nhìn lại để có sự điều chỉnh hợp lý trong và sau đại dịch Covid-19.

- Xin cảm ơn bà./.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp giúp ngành F&B vượt khó sau đại dịch Covid-19 tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714229417 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714229417 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10