Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Chuyện ăn cắp khoáng sản không còn xa lạ ở các tỉnh Tây Nguyên, tuy nhiên nhiều năm qua vẫn chưa có giải pháp căn cơ nào để đẩy lùi vấn nạn trên.
>>"Cát tặc" lộng hành trên sông La Ngà tỉnh Bình Thuận
Chuyện thật như đùa nhưng lại xảy ra tại xã Ia Khai huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Khi mới đây, ngày 28/06 khi một nhóm “cát tặc” khai thác cát trái phép trên sông Sê San giữa ban ngày bị bắt quả tang. Chủ tịch UBND xã Ia Khai thừa nhận lực lượng chức năng của xã đã nhiều lần mật phục nhưng thiếu phương tiện nên không thành. Lần này nhờ nhân dân giúp đỡ phương tiện xã mới có thể bắt quả tang thành công.
Phương tiện là 2 chiếc tàu khai thác cát trái phép bị bắt quả tang. Tại điểm tập kết trên bờ sông bến làng Ếch còn thêm 1 chiếc tàu khai thác đang được neo đậu cùng hàng trăm mét khối cát và tang vật. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản, tạm giữ 2 tàu khai thác, 1 xe ô tô tải biển số 81C- 09918 cùng toàn bộ tang vật.
Cũng trong tháng 6, việc khai thác cát trái phép diễn ra tại dự án hồ thủy lợi Krông Pách Thượng, xã Cư San, huyện M’Drắk tỉnh Đắk Lắk đã bị phát hiện. Theo người dân, các đối tượng khai thác cát thường hút thẳng lên xe ben, khi nào đầy rồi mới di chuyển đến chỗ đậu tạm. Mỗi ngày, xe ben loại 2 - 4 chân (trục) kéo vào xếp hàng chờ lấy cát, dưới sông, bè cát thi nhau hút cát đưa lên xe chở đi tiêu thụ.
Đây chỉ là những vụ việc điển hình về việc khai thác cát trái phép diễn ra liên tục và rất nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa có tỉnh nào đưa ra được giải pháp căn cơ để xử lý triệt để. Năm 2022, UBND tỉnh Đắk Lắk đã nhận định tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là khai thác đất san lấp. Một số tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chưa chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản, kê khai sản lượng nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường chưa đúng sản lượng khai thác thực tế, chưa thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường đóng cửa mỏ sau khi kết thúc khai thác theo quy định.
>>“Cát tặc” trên sông Hiếu (Quảng Trị), 166 lần phạt vẫn còn tồn tại!
Để có giải pháp cho vấn đề này, văn bản số 8061/UBND-NNMT phát hành ngày 23/09/2022 do ông Y Giang Gry Niê Knơng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ký nêu “giao cho các sở, ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, thanh tra. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản”.
Còn tại tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Ngọc Sâm - Phó Chủ tịch UBND thông qua văn bản số 1849/UBND-NNTN cũng yêu cầu các cơ quan phối hợp chặt chẽ với nhau có hiệu quả với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhìn nhận các vụ khai thác khoáng sản trái phép trên, ông Nguyễn Xuân Vương – Chuyên gia tìm kiếm, khảo sát, khai thác khoáng sản tại Tây Nguyên hiến kế: “muốn quản lý tốt Nhà nước phải siết chặt công tác quản lý, kiểm soát đầu ra vào bến bãi khoáng sản. Các xe chở khoáng sản phải được đăng ký với cơ quan chức năng để kiểm soát tuyến đường đi, và trọng lượng. Xử lý nghiêm doanh nghiệp kê khai không đúng, không đủ sản lượng. Đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng phải có chế tài để xử lý tiếp tay cho nạn khai thác khoáng sản trái phép. Đây là những giải pháp căn cơ để hạn chế tối đa vấn nạn khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra ngày càng phức tạp này”.
Có thể bạn quan tâm
"Cát tặc" lộng hành trên sông La Ngà tỉnh Bình Thuận
00:54, 29/09/2022
Cát tặc lộng hành trên sông Sài Gòn
01:03, 13/08/2022
"Cát tặc" sông La
00:30, 25/03/2022
Thiệu Hóa (Thanh Hóa): Nạn “cát tặc” hoành hành trở lại
10:58, 16/07/2021
“Cát tặc” trên sông Hiếu (Quảng Trị), 166 lần phạt vẫn còn tồn tại!
12:57, 19/12/2020