Giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới

Diendandoanhnghiep.vn Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải đi đôi 2 vấn đề đó là: Đổi mới cán bộ gắn với Chuyển đổi số.

>> Chỉ cổ phần hóa doanh nghiệp làm ăn không tốt

Đó là quan điểm của ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) khi trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp, xoay quanh chủ đề đổi mới, quản lý tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính)

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính)

- Năm 2021 được xem là “lỡ kế hoạch” với công tác cổ phần hoá và thoái vốn DNNN, xin ông cho biết có những khó khăn vướng mắc gì trong công tác này?

Cục trưởng Đặng Quyết Tiến: Công tác cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp trong năm 2021 không triển khai được như kế hoạch đề ra. Cụ thể về cổ phần hóa, Bộ Tài chính ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa (thực hiện trong năm 2020 - không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); Về thoái vốn, cả nước đã thoái được 1.652 tỷ đồng, thu về 4.356 tỷ đồng, trong đó thoái vốn Nhà nước tại 4 doanh nghiệp với giá trị 52,8 tỷ đồng, thu về 85,1 tỷ đồng; các Tập đoàn, Tổng công ty thoái vốn tại 12 doanh nghiệp với giá trị 1.599,4 tỷ đồng, thu về 4.271,7 tỷ đồng; Nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong năm 2021 nộp về ngân sách Nhà nước (NSNN) không đạt kế hoạch đề ra.

Thực tế, còn nhiều vướng mắc, khó khăn tác động làm cho công tác này không đạt như kỳ vọng, có thể kể đến một số nguyên nhân như:

Về khách quan: Thứ nhất, việc rà soát, xây dựng, ban hành Kế hoạch sắp xếp lại DNNN giai đoạn 2021 – 2025 theo Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 02/7/2021 còn chậm.

Thứ hai, các doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô lớn, nhiều tồn tại tài chính, đất đai nên kéo dài thời gian chuẩn bị và triển khai.

Thứ ba, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn nhà nước theo quy định.

Về chủ quan: Thứ nhất, trong nhận thức và tổ chức thực hiện của một số cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đứng đầu doanh nghiệp còn chưa cao, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai, thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nên còn tư tưởng đối phó dẫn đến kết quả thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đối với các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ vốn thấp.

Thứ hai, công tác chuẩn bị cổ phần hóa, thoái vốn chưa tốt. Nhiều doanh nghiệp chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục pháp lý sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước khi cổ phần hóa, thoái vốn; còn nhiều vướng mắc, tồn tại về tài chính chưa được xử lý dứt điểm.

Thứ ba, việc phối hợp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu với các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ, ngành liên quan trong việc thực hiện lập, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công còn chưa tốt, tiến độ phê duyệt còn chậm.

Thứ , chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ.

Thứ năm, một số doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ quốc tế và chuẩn mực của các doanh nghiệp đại chúng.

Sau cổ phần hóa các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả hơn, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh được nâng cao (ảnh minh hoạ)

Sau cổ phần hóa các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả hơn, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh được nâng cao (ảnh minh hoạ)

>> Giải pháp nào đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước?

- Theo ông, làm sao để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, nhất là với các Tập đoàn lớn, Tổng công ty lớn? Xin ông nêu một số ví dụ điển hình về cổ phần hoá DNNN hiệu quả và mang lại tác động tích cực trong thời gian qua.

Để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả, nhất là các Tập đoàn lớn, Tổng công ty lớn, vấn để cần chú trọng là phải thiết lập được môi trường kinh doanh bình đẳng, theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, trọng tâm là phải đổi mới được quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Đối với các Tập doàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước – khu vực đang nắm nguồn lực đầu tư vào sản xuất kinh doanh lớn cần được chú trọng đi đầu trong đổi mới quả trị doanh nghiệp, tạo đà cho quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư của nhà nước tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, phải tiếp tục thực hiện các giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước như giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, bán, giải thể, phá sản, thoái vốn và cổ phần hóa DNNN gắn với đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán, cụ thể như:

Một là, tập trung rà soát, xác định số lượng và phạm vi ngành, lĩnh vực thiết yếu, quan trọng cần có DNNN theo đúng tiêu chí phân loại DNNN. Thí điểm lựa chọn một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có đủ điều kiện, có quy mô hợp lý thực hiện đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới.

Hai là, DNNN tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội do nhà nước giao thực hiện theo cơ chế nhà nước đặt hàng, cạnh tranh, công khai và xác định rõ, đầy đủ chi phí, giá thành; trách nhiệm, quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp theo nguyên tắc không làm giảm hiệu quả kinh doanh của DNNN.

Ba là, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước chủ động xây dựng và triển khai các giải pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, không đứt gãy chuỗi sản xuất, đảm bảo cuộc sống của người lao động trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp khôi phục, mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư phát triển để thu hút, đón nhận các chuỗi sản xuất cung ứng, kinh doanh của khu vực và trên thế giới sau khi dịch Covid-19 được khống chế.

Thực tế cho thấy, sau cổ phần hóa các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả hơn, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh được nâng cao. Điển hình như các Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần FPT hay gần đây là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam – một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nông nghiệp khi cổ phần hóa là lúc thị trường cao su xuống thấp nhất, song với quyết tâm đổi mới cán bộ, lãnh đạo và người lao động quyết tâm đổi mới và đã thành công chuyển sang CTCP (giá trị cổ phiếu ban đầu khi IPO là 14.000 -15.000 đồng /cổ phiếu, sau khi niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đến nay giá trị cổ phiều gần 40.000 đồng/cổ phiếu); kết quả kinh doanh có lãi, đời sống người lao động ổn định, các khó khăn về tài chính được tháo gỡ.

- Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ, đổi mới quản trị với DNNN nên đi theo hướng nào, thưa ông? Đồng thời nên gắn trách nhiệm người đứng đầu, Bộ ngành địa phương với công tác cổ phần hoá và thoái vốn ra sao?

Cán bộ là gốc rễ của thành công và thất bại. Lãnh đạo nào phong trào đó. Đây là sự đúc kết từ quá trình đổi mới, phát triển đất nước cũng như đổi mới khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam. Đổi mới DNNN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải đi đôi 2 vấn đề đó là: Đổi mới cán bộ gắn với Chuyển đổi số.

Về đổi mới cán bộ, cần phân cấp mạnh người đứng đầu doanh nghiệp để tăng tính chủ động, đổi mới nhưng phải đi đôi với làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu DNNN – đó là các vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch Hội đồng quản trị/người đại diện phần vốn nhà nước tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thông qua hệ thống các chỉ tiêu dánh giá và tiêu chí giám sát khoa học áp dụng công nghệ thông tin đảm bảm nguyên tắc hiệu quả kinh tế, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về chuyển đổi số, phải coi là điểm đột phá để thay đổi nhận thức và tư duy của cán bộ, người lao động, việc chuyển đổi phải có lộ trình, phải quyết liệt, dứt khoát, chấp nhận sự thay máu nguồn nhân lực. Chuyển đổi số phải gắn với đổi mới quy trình quản trị doanh nghiệp theo thông lệ thị trường.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp quản lý tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh mới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713543047 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713543047 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10