Giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp thích nghi và bứt tốc trong đại dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, doanh nghiệp cần tái cấu trúc trên cơ sở nhận ra xu thế, tận dụng lợi thế, đau đáu sáng tạo, kết nối khôn ngoan và quản trị rủi ro.

Vị Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết, đại dịch Covid-19 đã trở thành thảm họa toàn cầu, làm đảo lộn mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội con người. Cùng với sự lây lan dịch bệnh, tác động kinh tế của đại dịch là hết sức nghiêm trọng. Kinh tế thế giới, vốn đã giảm tốc từ năm 2019 nay lại thêm suy thoái nặng nề năm 2020.

TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chia sẻ tại h tế 2021: Điểm tựa phục hồi, phát triển kinh tế và doanh nghiệp

TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế 2021: Điểm tựa phục hồi, phát triển kinh tế và doanh nghiệp do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 24/11.

Con số thấp nhất trong lịch sử tăng trưởng của Việt Nam

“Nhiều đánh giá cho thấy GDP toàn cầu 2020 giảm tới khoảng 4% - 5%. Thất nghiệp, thu hẹp giờ làm và giảm thu nhập đeo bám hàng trăm triệu lao động. Phía trước, rủi ro, bất định còn nhiều. Năm 2021 kinh tế thế giới được dụ báo có mức tăng trưởng khá cao, có thể trên 5%, song thách thức và khó khăn vẫn rất lớn”, TS Võ Trí Thành cho biết.

Với một nền kinh tế hội nhập rất sâu rộng, đặc biệt với nhiều đối tác đầu tư, thương mại, du lịch chủ chốt như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ,…Việt Nam đã và đang phải hứng chịu dịch bệnh rất nặng nề, tăng trưởng kinh tế giảm sâu.

Đồng thời, Việt Nam cũng phải gồng mình chống dịch, chấp nhận “cách ly địa giới” và “giãn cách xã hội” ở những thời điểm  dịch bùng phát.

Chính vì vậy, chuyên gia nhận định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế chịu những tác động rất tiêu cực của dịch Covid-19. Kinh tế Việt Nam chỉ tăng trưởng 1,81% nửa đầu năm 2020, mức thấp nhất trong suốt tiến trình Đổi mới. Thêm vào đó, dịch bùng phát trở lại cuối tháng 7 và tháng 8 do đó mức tăng trưởng năm 2020 sẽ thấp.

“Tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam dự báo có thể chỉ đạt 2%-3% cho cả năm 2020. Con số thấp nhất trong lịch sử tăng trưởng của Việt Nam”, TS Võ Trí Thành cho biết.

Kinh tế Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong lịch sử, hoạt động của doanh nghiệp rơi vào khó khăn.

Kinh tế Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất trong lịch sử, hoạt động của doanh nghiệp rơi vào khó khăn đặc biệt là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Theo đó, dịch Covid-19 đã tác động xấu tới gần như tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế như du lịch, lưu trú ăn uống, giải trí, vận tải, logistic, phân phối, công nghiệp chế tác, công nghiệp khai khoáng, và cả nông nghiệp.

“Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với cả nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhưng càng khó khăn, càng phải cầm cự, duy trì “năng lượng” để khi cơn bão dịch đi qua, chúng ta có thể lại vươn lên mạnh mẽ”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Vị chuyên gia phân tích, cũng giống như nhiều nước, Việt Nam lựa chọn cách kết hợp phòng chống dịch, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, và cùng với đó là nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hỗ trợ người lao động đảm, bảo đảm an sinh xã hội. Phản ứng chính sách kinh tế - xã hội của Chính phủ là khá kịp thời.

Yêu cầu của gói hỗ trợ lần hai

Trong điều kiện nguồn lực không dư giả, ngân sách còn eo hẹp, nhưng chính sách hỗ trợ lần thứ nhất của Chính phủ về cơ bản vẫn đảm bảo được 3 mục tiêu: thiết thực; cách thức hỗ trợ (như giãn hoãn khoanh nợ; giãn hoàn thuế; cắt giảm nhiều loại phí); trao “tiền mặt” cho khoảng 20 triệu người (cơ bản thuộc các nhóm dễ tổn thương) là chưa từng có tiền lệ song vẫn đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với thúc đẩy giải ngân đầu tư công (khoảng 30 tỷ USD), Chính phủ vẫn còn ít nhiều dư địa chính sách và nguồn lực để ứng phó với tình hình diễn biến dịch có thể kéo dài, kinh tế tiếp tục còn nhiều khó khăn cũng như sự phát triển thời hậu dịch.  

Mặc dù đánh giá “gói” hỗ trợ kinh tế lần thứ nhất khá kịp thời, ngay trong tháng 3 - tháng 4/2020, tuy nhiên, chuyên gia Võ Trí Thành cũng thẳng thắn chỉ ra điểm đáng tiếc trong việc thực thi chính sách.

“Chính sách thực thi nói chung còn chậm, sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban ngành thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ. Kết quả là tác động của “gói” hỗ trợ chưa như mong đợi, còn nhiều hạn chế”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Trên thực tế, điều tra diện rộng của Tổng cục Thống kê vào tháng 9 mới đây đã chỉ ra, chỉ chưa tới 18% doanh nghiệp tiếp cận được “gói” hỗ trợ. Do đó, trong bối cảnh khó khăn chung cộng việc dịch Covid-19 tái bùng phát càng cho thấy phải tiếp tục có những chính sách kích thích kinh tế mới - “gói” hỗ trợ lần thứ hai, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, quan trọng nhất là cần đảm bảo thực thi "nhanh, đúng và minh bạch" các gói hỗ trợ này. 

“Bên cạnh nỗ lực giúp doanh nghiệp và người lao động vượt “bão dịch” với qui mô đủ lớn dù phải chấp nhận thâm hụt ngân sách và tỷ lệ nợ công cao hơn, tính ít nhất cho cả năm 2021, “gói” hỗ trợ lần hai phải gắn với tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, bắt nhịp được với các xu hướng xu hướng phát triển”, Vị chuyên gia nhấn mạnh.

Đồng thời cho biết cụ thể các xu hướng phát triển như công nghệ, nhất là chuyển đổi số; kỹ năng lao động và cả cách thức tiêu dùng mới; sự dịch chuyển chuỗi giá trị cùng các dòng đầu tư,… “Mục tiêu ở đây chính là vừa cố gắng giảm thiều khó khăn cho doanh nghiệp vừa tạo tiền đề cho bước phát triển bền vững, bao trùm và sáng tạo tiếp theo”, TS Võ Trí Thành nói.

Doanh nghiệp thích nghi để ứng phó

Trước cú sốc lớn như đại dịch Covid-19, vai trò hỗ trợ của nhà nước là rất quan trọng. Song chuyên gia cho rằng, dù như thế nào, nỗ lực của bản thân doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa quyết định. “Vấn đề không chỉ là “to be or not to be”, cách ứng phó với khủng hoàng mà còn là phục hồi và bứt phá khi dịch qua đi”, TS Võ Trí Thành nói.

Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh thậm chí còn lạc quan rằng đây chính là dịp thử thách bản lĩnh Việt Nam và doanh nghiệp.

Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã đương đầu thử thách, vượt qua khó khăn bằng ý chí, sự linh hoạt và sáng tạo như cắt giảm chi phí là việc rất “truyền thống” nhiều doanh nghiệp tính toán và làm ngay, tùy theo nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Tính toán bước đi tiếp và việc chỉ giữ lại phần “core”/cốt yếu nhất (hoạt động, nhân sự) cũng có thể là việc “cực chẳng đã” nhưng là một lựa chọn. Ngay trong khó khăn, việc duy trì quan hệ hoặc tìm hiểu đối tác cũng là khía cạnh đáng lưu tâm.

Có thể nói đây chính là thời điểm “tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại” gắn với việc nhận diện xu thế

Chuyên gia cho rằng cú sốc đại dịch Covid-19 là  “cơ trong nguy” để doanh nghiệp xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình.

Bên cạnh đó, thời dịch bệnh, “giãn cách xã hội”, hạn chế tiếp xúc trực tiếp được khuyến khích. Kinh tế số, không chỉ thương mại điện tử mà cả trong giáo dục, làm việc văn phòng,… có cơ phát triển. Không ít doanh nghiệp đã bổ sung, chuyển đổi mô hình kinh doanh, cách thức tương tác khách hàng thành công nhờ công nghệ số.

Dịch bệnh nhưng thị trường có nhu cầu cao hơn đối với các mặt hàng thiết yếu, dù tình hình có khó khăn đến mấy vẫn phải dùng hàng ngày. Do đó, nhiều doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhu cầu và chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh.

“Câu chuyện thiết bị y tế, khẩu trang, nước rửa tay kháng khuẩn,… là những sản phẩm rõ nhất cho câu chuyện này. Sản phẩm bánh mì thanh long của một doanh nghiệp còn cho thấy chất sáng tạo rất nhân văn, lại phù hợp đòi hỏi thị trường”, TS Võ Trí Thành chia sẻ.

Vị chuyên gia khẳng định, do dịch bệnh diễn ra và khống chế khác nhau giữa các quốc gia, nên rất cần sự nhanh nhạy xử lý thông tin và tiếp cận thị trường ngay khi có điều kiện. Một ví dụ là khi một thị trường khống chế được dịch, nới lỏng các biện pháp chống dịch, thì doanh nghiệp rất nên “nhắm tới/quay lại”, tranh thủ cơ hội này.

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, tận dụng có hiệu quả các “gói” hỗ trợ của Chính phủ cũng là cách giúp vượt khó. Không chỉ chú ý đến chính sách “ưu đãi” mà quên nhìn cả việc thúc đẩy đầu tư công, như vào kết cấu hạ tầng, để có thể trực tiếp hay gián tiếp tham gia.

Đặc biệt, theo TS Võ Trí Thành, doanh nghiệp cần xem cú sốc đại dịch Covid-19 là “cơ trong nguy” để xoay chuyển tình thế và cải tổ chính mình. “Có thể nói đây chính là thời điểm “tư duy lại, thiết kế lại, xây dựng lại” gắn với việc nhận diện xu thế. Định vị thị trường, đối tác; xác định cách thức chuyển đổi số; nâng cấp quản trị cả quản trị rủi ro cũng như sáng tạo sản phẩm, đào tạo kỹ năng mới cho người lao động”, TS Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Dịch Covid-19 xảy ra khi nền kinh tế thế giới và Việt Nam đứng trước những xu thế và tư tưởng phát triển mới. Như lối sống, cách sống, cách phát triển bền vững và bao trùm, thế giới số, xã hội số, nền kinh tế số... và Việt Nam cũng vậy. Ngay trong bão dịch, càng nhận ra những dầu hiệu của quá trình đó. Có cả cơ hội và sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Đó là việc chuyển đổi sản phẩm cho phù hợp với những đòi hỏi mới của thị trường. Phương thức kinh doanh cũng đổi mới, kinh tế số và thương mại điện tử lên ngôi. Cách tiếp thị, gắn kết giữa các đối tác, thị trường cũng có sự dịch chuyển đáng kể.

8 nỗ lực để bứt phá

Cho rằng với một thế giới đang có những biến đổi sâu sắc, doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp, trong đó, chuyên gia nhấn mạnh tới 8 nỗ lực cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, tìm kiếm cơ hội kinh doanh gắn với thị trường, với hội nhập quốc tế, nhất là với các FTAs (như AEC; CPTPP; EVFTA,…) mà Việt Nam tham gia. Thứ hai, tham gia chuỗi giá trị, mạng sản xuất toàn cầu dựa trên kết nối, lựa chọn đối tác hiệu quả và “cùng thắng”.

Thứ ba, chuyển động cùng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và nhất là chuyển đổi số. Thứ tư, học hỏi và biết cách huy động vốn trong một thị trường tài chính đa dạng, phức hợp, tinh xảo.

Thứ năm, đối thoại và ứng xử theo luật, đảm bảo hợp đồng kinh doanh và bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người lao động. Thứ sáu, xây dựng thương hiệu và thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhân văn.

Thứ bảy, “đối thoại”, đồng hành với Chính phủ, các bộ ngành, góp phần hoàn thiện chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh. 

Thứ tám, Học và vận dụng tốt cách thức quản trị bất định và rủi ro. “Nói ngắn gọn, doanh nghiệp cần tái cấu trúc trên cơ sở: nhận ra xu thế; tận dụng lợi thế; đau đáu sáng tạo; kết nối khôn ngoan; quản trị rủi ro”, TS Võ Trí Thành chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp thích nghi và bứt tốc trong đại dịch COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713871226 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713871226 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10