Giải quyết dứt điểm 8 dự án BOT: Công bằng cho từng dự án

Diendandoanhnghiep.vn Không để nhà đầu tư phải phá sản để tạo niềm tin thu hút nhà đầu tư tham gia các dự án BOT.

>> Chia sẻ rủi ro với BOT

Đây là chia sẻ với DĐDN, Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội. Theo Đại biểu, Quốc hội cùng Chính phủ cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc bất cập của từng dự án, từ đó có phương án xử lý dứt điểm.

- Trong tờ trình của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề xuất tháo gỡ vướng mắc cho 8 dự án BOT giao thông có phương án chấm dứt hợp đồng trước hạn, thanh toán chi phí hợp pháp cho nhà đầu tư. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Trong luật PPP có quy định và trong hợp đồng ký kết với các nhà đầu tư công trình BOT thì cũng đều có điều khoản cho phép trong một số trường hợp, điều kiện đặc thù nhà nước phải mua lại dự án.

Theo tờ báo cáo của Bộ GTVT, để giải quyết triệt để bất cập tại các trạm BOT nói trên, Nhà nước phải bỏ 13.115 tỷ đồng mua lại. Mặc dù, đây là số tiền rất lớn, nhưng các Đại biểu Quốc hội cơ bản cho rằng, cần giải quyết dứt điểm, sòng phẳng, công bằng trong hoạt động đối tác công tư, tạo niềm tin cho doanh nghiệp, người dân và tôn trọng pháp luật khi hợp đồng các bên đã ký.

Việc các dự án trên hụt thu xảy ra trong những tình huống, điều kiện đặc thù, nên để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư, tạo ra môi trường ổn định, an toàn giúp cho các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực BOT giao thông thì việc mua lại này cần được tính đến.

Đối với 8 dự án trên, Chính phủ đề xuất mua lại cũng là vấn đề đã được quy định trong Luật Đầu tư theo phương thức công tư (PPP), và theo điều khoản mua lại dự án thể hiện trong các cam kết tại hợp đồng.

Ví dụ, khi nhà đầu tư ký hợp đồng đầu tư dự án BOT, thời điểm đó trong quy hoạch chưa có hệ thống đường cao tốc được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, trong khi khu vực đó tính chất lưu lượng xe lưu thông không thay đổi với tính toán. Bây giờ trong quy hoạch bổ sung thêm những tuyến đường giao thông chia sẻ lưu lượng phương tiện của tuyến đường trước đây đã làm. Tức là ảnh hưởng đến phương án ban đầu.

Trong những trường hợp này, lợi ích của nhà đầu tư bị ảnh hưởng thì có cơ chế chia sẻ rủi ro như quy định trong Luật PPP, thậm chí có thể mua lại. Đây là hoạt động bình thường để bảo vệ nhà đầu tư.

 Trạm thu phí Thái Nguyên-Chợ Mới chỉ đạt khoảng 9% so với doanh thu theo hợp đồng, phá vỡ phương án tài chính của dự án. Ảnh: Quang Hưng

Trạm thu phí Thái Nguyên-Chợ Mới chỉ đạt khoảng 9% so với doanh thu theo hợp đồng, phá vỡ phương án tài chính của dự án. Ảnh: Quang Hưng

>> Vì sao trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn chưa có phương án tài chính?

>> Sẽ xoá sổ trạm thu phí BOT Quốc lộ 91 qua Cần Thơ – An Giang?

- Ngoài phương án mua lại dự án, Chính phủ còn đề xuất phương án hỗ trợ tín dụng, giãn nợ cho các dự án. Đâu là giải pháp tối ưu, thưa ông?

Có rất nhiều phương án để chia sẻ rủi ro, tuỳ từng điều kiện đặc thù để lựa chọn phương án tối ưu nhằm thoả mãn, hài hoà các lợi ích. Có một số trường hợp giảm thu dự án không lớn có thể kéo dài thời gian thu phí, hoặc bổ sung thêm đầu tư công cho một số hạng mục công trình để phối hợp hỗ trợ hoạt động cho nhà đầu tư PPP.

Ngoài ra, có thể áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng, để các ngân hàng khoanh, giãn nợ cho nhà đầu tư. Đây là những giải pháp nằm trong thẩm quyền Bộ GTVT, Chính phủ và các ngân hàng. Khi làm BOT giao thông, cả Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đều hưởng lợi. Do vậy, cần bảo đảm bình đẳng giữa Nhà nước và doanh nghiệp, khi doanh nghiệp và ngân hàng rủi ro, cần làm rõ cơ chế chia sẻ của Nhà nước.

- Nhà nước không nên “bỏ rơi” các dự án. Tuy nhiên, vấn đề là phải đánh giá lại khoản hụt thu sát với thực tế để hỗ trợ nhà đầu tư, thưa ông?

Phương án mua lại các dự án này là rất phức tạp. Bởi vì, giá trị đầu tư ở giai đoạn đầu sẽ khác hiện nay. Trong quá trình đó, chi phí vận hành, lợi ích nhà đầu tư đã thu về rồi thì phải tính toán như thế nào để đảm bảo hài hoà lợi ích nhà đầu tư không bị quá thiệt thòi.

Chính vì vậy, chúng ta không thể để thiệt hại đến ngân sách Nhà nước phải chi số tiền quá mức đầu tư đã được nhà đầu tư thu hồi một phần, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Do đó, các bộ phận chuyên môn phải cân nhắc, tính toán một cách kỹ lưỡng, công tâm, thận trọng.

Bên cạnh đó, cơ quan chuyên môn cần phải đánh giá kỹ nguyên nhân dẫn đến các vướng mắc bất cập của từng dự án BOT. Nguyên tắc sòng phẳng và công bằng là phải xem xét những hạn chế của từng dự án là do đâu, trách nhiệm của bên nào. Nếu những tồn tại do nhà đầu tư gây ra thì họ phải chịu trách nhiệm. Trái lại, nếu tồn tại đến từ phía các cơ quan Nhà nước hoặc nguyên nhân khách quan thì Nhà nước phải có trách nhiệm đứng ra xử lý hoặc chia sẻ rủi ro.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giải quyết dứt điểm 8 dự án BOT: Công bằng cho từng dự án tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714087898 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714087898 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10