Doanh nghiệp Việt đang thay đổi tư duy giải quyết tranh chấp thương mại

Diendandoanhnghiep.vn Ngày càng có nhiều doanh nghiệp vướng vào các tranh chấp thương mại chọn phương thức trọng tài để giải quyết.

Kinh doanh, ai cũng có tâm lý mong suôn sẻ. Thậm chí nhiều người với tư duy thiên về cảm tính và ảnh hưởng các yếu tố văn hóa phương Đông, đôi khi còn “kiêng cữ” nghĩ trước về những điều không may, xui xẻo.

br class=

Báo cáo môi trường kinh doanh – Doing business 2018 (DB2018) toàn cầu được Ngân hàng thế giới (WB) công bố có bổ sung Chỉ số thực thi hợp đồng đánh giá về tính sẵn có của một khung pháp lý phù hợp cho hoạt động trọng tài trong thực tiễn tại VN.

Doanh nghiệp Việt nghĩ về… tòa án

Nhưng đó là tâm lý ngày càng cần được giải tỏa và nhìn nhận khác đi, khi thị trường kinh tế đã hội nhập phẳng và trong cuộc chơi toàn cầu, doanh nghiệp Việt bắt buộc phải tư duy như một doanh nghiệp quốc tế.
“Chỉ có tư duy như một doanh nghiệp quốc tế, xây dựng tinh thần sáng tạo và sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống, thì doanh nghiệp Việt mới đủ sức cạnh tranh được với các doanh nghiệp toàn cầu”. Ông Phan Minh Thông – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh, vua hồ tiêu trên thị trường và là một trong số ít những doanh nghiệp có vị thế tác động đến thị trường, chia sẻ với DĐDN.

Chính vì tư duy như vậy, nên trong Công ty CP Phúc Sinh, ông Thông cho biết, đã ý thức về việc hợp tác với văn phòng Luật sư để đảm bảo các hợp đồng giao dịch và mọi vấn đề kinh doanh có liên quan đến pháp lý, đều đi đúng quy định của pháp lý Việt Nam và theo đúng chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Phúc Sinh xây dựng bộ phận kiểm soát nội bộ chặt chẽ, như một trong những mắt xích không thể thiếu để mọi hoạt động đều được giám sát, minh bạch.

Trong quá trình phát triển, với giá trị thương hiệu của mình, được biết, Phúc Sinh cũng từng phải đối mặt với tranh chấp thương mại ngay trong thị trường nội địa, khi có doanh nghiệp nhái thương hiệu, lập công ty cùng tên và cạnh trạnh cùng lĩnh vực. Hòa giải, trao đổi, đối thoại đến khởi kiện ra Tòa, sau 5 năm, Phúc Sinh đã được trả tên của mình theo đúng sở hữu toàn vẹn.

Thay vì đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết tranh chấp, số lượng doanh nghiệp nghiêng về phán quyết của trọng tài ngày càng tăng, từ 78% năm 2013, đến năm 2016 đã tăng lên 86%.

Tuy nhiên, 5 năm theo kiện cũng là cả một vấn đề đối với nhân viên công ty nếu không có đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp. Ông Thông cho biết thực sự chẳng “đặng đừng” vì ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp, nên Công ty mới phải chọn khởi kiện. Nếu có phương thức nào đối thoại hiệu quả hơn, dĩ nhiên chúng tôi cũng không muốn kiện để xử lý tranh chấp với đối phương làm gì.

Trọng tài: Ưu tiên hàng đầu của phương thức xử lý tranh chấp

Năm 2018, nhiều phương thức thay thế tòa án để xử lý tranh chấp thương mại được giới thiệu rộng hơn đến các doanh nghiệp. Trong đó, trọng tài và hòa giải thương mại đã và đang được doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn.

Theo báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016, số doanh nghiệp Việt lựa chọn tòa án để xử lý tranh chấp ngày càng giảm. Năm 2013, có tới 60% doanh nghiệp chọn phương thức tòa án. Số lượng doanh nghiệp chọn tòa án ở 2016 chỉ còn 36%. Trong khi đó, thay vì đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết tranh chấp, số lượng doanh nghiệp nghiêng về phán quyết của trọng tài ngày càng tăng, từ 78% năm 2013, đến năm 2016 đã tăng lên 86%.

Ngoài ra, cũng theo báo cáo này, trọng tài là phương thức lựa chọn dẫn đầu trong nhóm phương thức thay thế tòa án mà doanh nghiệp đưa ra khi mong muốn xử lý tranh chấp thương mại. Cụ thể, trọng tài chiếm tỷ trọng tới 47% trong nhóm 4 phương thức thay thế tòa án. Theo sau là 32% chọn phương thức dùng “quan hệ”. 14% chọn phương thức áp lực của báo chí và 4% chọn các phương thức phi chính thức khác.

Ông Phan Trọng Đạt, Phó tổng Thư ký Trung tâm Quốc tế VN VIAC khẳng định: Trọng tài đang là xu hướng lựa chọn mạnh của các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại.

Đáng chú ý, các chuyên gia từ World Bank cũng đưa các kết quả nghiên cứu và xác thực giá trị của trọng tài thương mại trong hoạt động xử lý tranh chấp thương mại ở Việt Nam. Theo World Bank, đây là thành phần mới đáng được bổ sung và đáng chú ý, khi xây dựng Chỉ số thực thi hợp đồng (nguồn: World Bank. ’s Ease of Business Report). Báo cáo theo chỉ số này đánh giá về tính sẵn có của một khung pháp lý phù hợp cho hoạt động trọng tài trong thực tiễn tại VN, với điểm số tối đa 2/3 (1 điểm còn lại thuộc về hòa giải thương mại).
Như vậy, với sự quan tâm đến các phương thức khi cần xử lý tranh chấp, rõ ràng doanh nghiệp Việt đã bắt đầu có tư duy quốc tế - hòa nhịp vào sự lựa chọn phổ dụng cho các trường hợp tranh chấp thương mại mà các doanh nghiệp quốc tế cũng thường ưu tiên lựa chọn.

Trường hợp bị nhái tên như Phúc Sinh, giả uy tín thương hiệu và xâm phạm bản quyền thương hiệu hay sở hữu trí tuệ, đã và đang diễn ra khá quen thuộc trong kinh doanh ở Việt Nam. Ngoài ra, các trường hợp tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến, đồng nghĩa càng cần hơn đến lực lượng trọng tài viên và hòa giải thương mại-những nhà đàm phán, xử lý có chuyên môn và chuyên ngành sâu, biết “lắng nghe” cũng như rất thấu hiểu doanh nghiệp - các bên trong vụ việc tranh chấp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp Việt đang thay đổi tư duy giải quyết tranh chấp thương mại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714163375 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714163375 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10