Giảm 2% thuế GTGT để phục hồi kinh tế

Diendandoanhnghiep.vn Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực để kịp thời kích thích tăng trưởng cả hai phía cung – cầu.

>>> Vì sao nên giảm 2% thuế VAT với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực?

Chia sẻ với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, đây là giải pháp khả thi khi bàn đến các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

- Ông có thể nói về tính khả thi của đề xuất này?

Một chương trình dù tốt, dù rất tích cực, nhưng quan trọng hơn cả là năng lực thực thi. Chính vì vậy, gói hỗ trợ phục hồi cần đặt biệt lưu ý năng lực thực thi, mà một trong những chương trình thực thi hiệu quả nhất đó là giảm thuế GTGT.

Nhìn lại Chương trình giảm 30% thuế GTGT cho nhóm doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề như du lịch, dịch vụ vận tải, lữ hành... Gói đó tất nhiên là hữu ích, nhưng nhiều doanh nghiệp như du lịch, lữ hành quốc tế, vận tải du lịch doanh thu bằng 0, thì giảm tới 30% cũng không có nhiều ý nghĩa với họ.

Vậy nên, trong chương trình hỗ trợ phục thời gian tới cần cân nhắc việc giảm 2% thuế GTGT ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực. Giải pháp này không chỉ thực thi rất dễ và mọi người đều biết mình được hưởng 2% thuế này. Điểm lợi của giải pháp này là cả doanh nghiệp và người dân đều được hưởng sẽ giúp phía cung và phía cầu đều được kích thích.

- Ông đánh giá ra sao về khả năng thực thi của các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thời gian vừa qua?

Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đều rất tích cực. Tuy nhiên, một số chương trình do hạn chế về khả năng thực thi và cách thức tổ chức, nên chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Để triển khai chương trình hỗ trợ phục hồi thời gian tới không chỉ cân nhắc về khả năng hấp thụ nguồn vốn, nguồn lực của doanh nghiệp và nền kinh tế, mà phải tính đến khả năng, năng lực thực thi của bộ máy.

Chẳng hạn, trong năm 2020, có nhiều chương trình đưa ra, công bố con số rất lớn, rất hay cho doanh nghiệp như chương trình cho vay trả lương cho người lao động nhưng tỷ lệ giải ngân của gói 60.000 tỷ đồng này rất thấp. Thời gian ban hành vào tháng 3, tháng 4/2020, nhưng đến tận tháng 10 vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận được.

 Hiệu quả của chính sách giảm thuế GTGT là tiền sẽ quay trở lại thị trường ngay, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất.

Hiệu quả của chính sách giảm thuế GTGT là tiền sẽ quay trở lại thị trường ngay, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất.

- Việc giảm thuế này sẽ ảnh hưởng tới cân đối ngân sách, thưa ông?

Giải pháp này đương nhiên là sẽ làm giảm nguồn thu ngân sách khá lớn, theo tính toán của Bộ Tài chính là hơn 60.000 tỷ. Tuy nhiên, việc giảm thuế là cần thiết vì theo nhiều đánh giá và so sánh, quy mô gói hỗ trợ của Việt Nam so với các quốc gia còn khiêm tốn. Và nếu nhìn rộng ra, khi triển khai chương trình này sẽ thúc đẩy chi tiêu hơn, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hơn và qua đó cũng giúp tăng thu ngân sách.

Về mặt kỹ thuật, giải pháp này cũng sẽ có khó khăn nhất định, vì thuế GTGT là thuế phân chia giữa Trung ương và địa phương, cho nên, khi dự toán chi ngân sách ở các địa phương thì đã xong xuôi rồi, nên nếu giảm GTGT thì nguồn đâu để hỗ trợ cho nhiều địa phương cũng là một vấn đề. Song nếu có sự đồng lòng và quyết tâm mạnh mẽ từ phía Chính phủ và Quốc hội vẫn có thể giải quyết được bài toán khó này.

- Ông có khuyến nghị gì về các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thời gian tới?

Thứ nhất, phải ưu tiên các giải pháp khả thi, dễ đi vào thực hiện mà không tốn nhiều nguồn lực, không trải qua nhiều cấp chính quyền, không phải thực hiện việc chỉ đạo, điều hành,...

Thứ hai, là thực thi làm sao phải nhanh, vì “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, trong khi doanh nghiệp hiện nay rất khó khăn, nên giải pháp nào nhanh chóng đi vào cuộc sống mới giúp được nhiều.

Hiện nay các doanh nghiệp đang trông chờ, các giải pháp hỗ trợ hỗ trợ phục hồi nền kinh tế được ban hành. Trong năm 2021, có nhiều nước đã đưa ra các gói giải pháp rất mạnh, triển khai chương trình rất lớn và, kinh tế thế giới đang tăng tốc, nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam lại thấp.

- Xin cảm ơn ông!

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ:

Trong bối cảnh đặc biệt thì cần có giải pháp đột phá. Các chính sách hỗ trợ cần trúng và đúng đối tượng để tạo ra tác động lan tỏa, cần đưa ra gói kích thích kinh tế đủ lớn với các ngành, lĩnh vực có khả năng tăng trưởng cao, đảm bảo hiệu quả của dòng vốn đầu tư.

Nếu tính giảm 2% thuế GTGT có thể tác động thu ngân sách là 70.000 - 80.000 tỉ đồng. Nên có hai cách, có thể thu bình thường rồi lấy 80.000 tỉ đồng để trợ cấp cho người dân, hoặc giảm thuế luôn thì người dân được thụ hưởng, kích cầu tiêu dùng nội địa, đa mục tiêu.

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia:

Mức hỗ trợ của Việt Nam chỉ tương đồng các nước thu nhập thấp. Hiện nay, Nhà nước đã sử dụng linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ với tổng quy mô khoảng 4%/GDP để phục hồi kinh tế, nhưng các chuyên gia cho rằng quy mô các gói thấp hơn nhiều so với bình quân 16,4% GDP của toàn cầu. Nếu không có chương trình đặc biệt gói kích thích kinh tế đủ mạnh và kịp thời về tài khóa và tiền tệ thì chúng ta sẽ lỡ nhịp và tụt hậu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giảm 2% thuế GTGT để phục hồi kinh tế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711665028 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711665028 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10