Giảm giờ làm việc, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế

Phan Duy Hùng – Chi nhánh VCCI Nghệ An 25/10/2019 13:58

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp tại Nghệ An khẳng định, việc giảm giờ làm việc bình thường sẽ giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.

Ông Trần Anh Sơn – Tổng Thư ký Hội Doanh nhân Tiêu biểu Nghệ An bộc bạch, nước ta còn nghèo, đang trên đà tăng trưởng vào loại cao nhưng năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập chưa cao, việc giảm giờ làm việc ít nhiều sẽ tỷ lệ thuận với đồng lương của người lao động. “Ở các nước phát triển, năng suất lao động cao, đời sống nhân dân và người lao động được cải thiện ở mức rất cao thì nhu cầu làm việc sẽ giảm. Chúng ta cần nghiên cứu vấn đề này kỹ càng và thận trọng để đến thời điểm phù hợp, việc giảm giờ làm việc bình thường cũng chưa muộn”, ông Sơn chia sẻ.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, khi năng suất lao động được cải thiện, công nghệ được đổi mới thì chúng ta mới nên có lộ trình cho việc giảm giờ làm việc

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, khi năng suất lao động được cải thiện, công nghệ được đổi mới thì chúng ta mới nên có lộ trình cho việc giảm giờ làm việc

Giám đốc Công ty CP Gạch ngói Xuân Hòa, ông Phan Quang có phần khá gay gắt: "Doanh nghiệp đã gặp bao khó khăn từ nguồn vốn, công nghệ, đầu ra của sản phẩm lại thêm vấn đề giảm giờ làm việc của người lao động sẽ làm cho doanh nghiệp thêm khó xử, nếu không muốn nói là thêm khó khăn bội phần".

Đành rằng, theo ông Quang, người lao động sẽ có thêm thời gian dành cho gia đình và cuộc sống, có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động nhưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chi phí, mục tiêu tăng trưởng cũng như kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp. "Đất nước mình còn nghèo, nhẽ ra phải tăng thời gian làm việc bình thường thì người lao động mới đảm bảo thu nhập; khi mà năng suất lao động được cải thiện, công nghệ được đổi mới thì chúng ta mới nên có lộ trình cho việc giảm giờ làm việc".

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp phá sản thì người lao động sẽ “không phải” đi làm nữa chứ cần gì giảm giờ làm

    Doanh nghiệp phá sản thì người lao động sẽ “không phải” đi làm nữa chứ cần gì giảm giờ làm

    12:32, 24/10/2019

  • Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Giảm giờ làm có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm đi

    Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Giảm giờ làm có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm đi

    19:28, 23/10/2019

  • Chủ tịch VCCI: Muốn tăng GDP thì không thể giảm giờ làm!

    Chủ tịch VCCI: Muốn tăng GDP thì không thể giảm giờ làm!

    16:47, 16/09/2019

Ông Quang phân tích, khi giờ làm việc bình thường giảm từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần hoặc thấp hơn nữa, tiền lương làm thêm giờ lại được tính theo luỹ tiến; bên cạnh đó, mức đóng Bảo hiểm Xã hội của Việt Nam đang đứng ở mức khá cao trong khu vực và lương tối thiểu vùng tăng đều qua các năm thì doanh nghiệp phải “oằn mình” chi phí nhiều hơn cho tiền lương, tiền công lao động sẽ không chỉ khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm so với các doanh nghiệp FDI mà còn giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo số liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là một trong những nước hiện có thời gian làm việc bình thường trong tuần, trong năm cao nhất thế giới. Trong 10 nước ASEAN thì có 8 nước có thời gian làm việc 48 giờ/tuần, ngoại trừ Singapore và Indonesia. Bên cạnh đó, Việt Nam thuộc các nhóm nước có thời gian nghỉ phép và thời gian nghỉ lễ, tết trung bình thấp so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giảm giờ làm việc, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO