Chủ tịch VCCI: Muốn tăng GDP thì không thể giảm giờ làm!

Diendandoanhnghiep.vn Các biện pháp trói buộc sẽ làm giảm GDP trong một lĩnh vực quan trọng là xuất khẩu cũng là lĩnh vực sử dụng nhiều lao động là không có lợi cho nền kinh tế quốc dân, cho doanh nghiệp và người lao động.

Ngày 20/9 tới đây Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo Luật Lao động (sửa đổi).

 Xem xét doanh nghiệp trong hoàn cảnh đặc thù

Tại buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội doanh nghiệp góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung khẳng định, đây là một Bộ luật gốc liên quan tổng thể các vấn đề về việc làm, an sinh xã hội. 

“Đây cũng là Bộ Luật có phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng. Bộ Luật kỳ này có tác động sâu rộng qua nhiều vấn đề sửa đổi, nhiều vấn mới đưa vào luật đáp ứng hội nhập và các cam kết quốc tế. Đồng thời cũng để thực hiện lộ trình nhằm đảm bảo chủ trương Việt Nam phát triển nhanh và bền vững”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, chúng ta không có phương án tối ưu thì phải tìm phương án phù hợp nhất.

Quan điểm của Ban soạn thảo là làm sao để tìm ra tiếng nói chung, bộ luật này phải là bộ luật tiến bộ, hài hoà vì người lao động nhưng phải quan tâm tới sự phát triển của đất nước, quan tâm tới doanh nhân doanh, bởi có doanh nhân doanh nghiệp mới tạo ra việc làm, phát triển kinh tế xã hội.

 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội doanh nghiệp góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và một số Hiệp hội doanh nghiệp góp ý dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

“Thủ tướng khi tiếp xúc với hầu hết doanh nghiệp đều có ý kiến về vấn đề phải đảm bảo được doanh nghiệp có chỗ đứng, xem xét các quy định trong bối cảnh đảm bảo doanh nghiệp hoạt động và phát triển, đặc biệt là những trường hợp đặc thù như vấn đề đơn hàng, tiến độ, thời vụ..”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Đồng quan điểm, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, doanh nghiệp là một trong những đơn vị giải quyết vấn đề việc làm. Do đó, việc quy định Luật Lao động sửa đổi cần lưu ý tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Duy trì tăng trưởng GDP 7% rất khó 

Tuy nhiên, thẳng thắn chỉ ra vấn đề chưa phù hợp với thực tế của dự thảo Luật, Chủ tịch VCCI cho biết, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp. So với 15 quốc gia có cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam về xuất khẩu thì Việt Nam đang yếu thế hơn.

“Chúng ta yếu hơn vì không có công nghiệp phụ trợ. Chi phí lao động cao và giờ đây lại thêm quy định bó buộc giờ làm thì làm sao cạnh tranh với họ được”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Theo đó, những đề xuất tại dự thảo được cho là không phù hợp gồm giảm giờ làm từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần. Tính ra như vậy giảm đến 220 giờ/năm. Cùng với đó, trần quy định giờ làm thêm không quá 400 giờ/năm, đặc biệt tiền lương giờ làm thêm được tính theo lương luỹ tiến.

“Thủ tướng luôn nhắc, đất nước này muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì phải tăng trưởng trên 7% GDP. Các quốc gia là con rồng châu Á đã làm việc cật lực không kể thời gian. Do đó, thời điểm này, đất nước này đang dấn lên để tăng trưởng GDP thì không thể giảm 4 giờ làm/tuần”, Chủ tịch VCCI khẳng định.

Lấy ví dụ ngay đến doanh nghiệp Nhật Bản còn cho biết không tuyển được lao động bù đắp do việc giảm giờ làm. Chủ tịch VCCI khẳng định: “Hạn chế hay bó buộc doanh nghiệp trong thời gian làm thêm hay tăng quá mức chi phí với thời gian làm thêm đó, lập tức sẽ giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành sử dụng nhiều lao động và ngành liên quan nông nghiệp nông thôn, tất yếu sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu, tức là ảnh hưởng tới GDP”.

Chủ tịch VCCI khẳng định, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn phải đi bằng hai chân, vẫn phải dựa vào các ngành thâm dụng nhiều lao động như da giày, thuỷ sản, điện tử…là những ngành xuất khẩu là GDP của Việt Nam. Cùng với đó là dựa vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. 

“Tất cả các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo không đời nào làm việc 8 tiếng/ngày. Nếu áp quy định này thì các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang làm việc hang say đầy nhiệt huyết sẽ “chết”. Đội ngũ lao động tương lai, tinh tuý của đất nước này sẽ vi phạm hết”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh. 

Đặc biệt, trong bối cảnh 60% doanh nghiệp đang kinh doanh không có lãi, Chủ tịch VCCI nhận định việc duy trì tăng trưởng mức 7% là vô cùng khó khăn. 

Ngay đến kỳ vọng hưởng lợi trong chiến tranh thương mại cũng không như kỳ vọng. Thống kê những tháng đầu năm cho thấy tốc độ tăng xuất khẩu gặp khó, đầu tư giảm…nếu vậy, cầu của toàn thế giới sẽ giảm mạnh. Nền kinh tế mở như Việt Nam sẽ phải đối mặt khó khăn. Duy trì tăng trưởng như vậy đã khó, nếu siết chặt thêm quy định gây khó cho doanh nghiệp thì mức tăng trưởng như kỳ vọng là không thể.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch VCCI: Muốn tăng GDP thì không thể giảm giờ làm! tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714316208 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714316208 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10