Giảm lãi suất vẫn khó kích tín dụng

HÀ ANH 04/10/2020 04:30

Mặt bằng lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ giảm thêm sau khi NHNN vừa tiếp tục cắt giảm một loạt lãi suất điều hành.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, chỉ một mình chính sách tiền tệ sẽ khó có thể kích được tín dụng trong bối cảnh hiện nay.

 Lãi suất kỳ hạn 3- 6 tháng trong 9 tháng đầu năm nay.

Lãi suất kỳ hạn 3- 6 tháng trong 9 tháng đầu năm nay.

Gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

NHNN vừa tiếp tục cắt giảm một loạt mức lãi suất điều hành, trong đó trần lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm...

Mặc dù COVID-19 trong nước đã cơ bản được kiểm soát, nhưng vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu dù có khởi sắc hơn, song nhìn chung là vẫn khó khăn. Lãi suất giảm sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí vốn, từ đó hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh.

Không chỉ vậy, việc cắt giảm thêm lãi suất điều hành cũng không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô khi lạm phát đang có xu hướng giảm, thanh khoản ngân hàng dồi dào, tín dụng ì ạch.

Cần thêm giải pháp khác

Nhìn lại các đợt cắt giảm lãi suất điều hành trước đó cho thấy, mặc dù mặt bằng lãi suất được kéo giảm tương ứng, nhưng tín dụng vẫn tăng trưởng ì ạch. Lần này cũng vậy, ngay trước khi lãi suất điều hành được tiếp tục cắt giảm, thì làn sóng giảm lãi suất trên thị trường đã diễn ra. Chẳng hạn như tại các NHTM Nhà nước, hiện lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng cao nhất cũng chỉ là 3,8%/năm, thấp hơn cả trần lãi suất huy động mới; trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên khoảng 4,5%/năm, bằng trần lãi vay ngắn hạn mới.

Bởi vậy, mặt bằng lãi suất trên thị trường được dự báo sẽ không giảm nhiều sau quyết định nói trên của NHNN, nên tác động đối với tăng trưởng tín dụng cũng khá hạn chế. Ngay cả khi lãi suất cho vay giảm thêm cũng khó thúc đẩy tín dụng, bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn bị đình trệ do chuỗi cung ứng vẫn bị đứt gãy vì đại dịch COVID-19, nên doanh nghiệp cũng không dám vay vốn.

Muốn đẩy tăng tín dụng, cần khai thác tốt các FTA, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các thị trường đã kiểm soát tốt dịch bệnh. Trong nước cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để tạo hiệu ứng lan tỏa tới các lĩnh vực khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi suất?

    Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi suất?

    11:30, 01/10/2020

  • Giảm lãi suất điều hành sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?

    Giảm lãi suất điều hành sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng?

    05:30, 15/08/2020

  • Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng

    Giảm lãi suất điều hành vẫn chưa có tác dụng

    16:30, 16/05/2020

  • Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi vay?

    Giảm lãi suất điều hành tác động ra sao đến mặt bằng lãi vay?

    04:30, 15/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giảm lãi suất vẫn khó kích tín dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO