Giảm thuế VAT 2%: Tác động với doanh nghiệp có hạn chế?

LÊ MỸ 26/06/2023 12:30

Từ ngày 1/7/2023 tới đây, chính sách giảm thuế GTGT (VAT) với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%, xuống còn 8%, sẽ chính thức có hiệu lực.

>>Cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 5, Quốc Hội khóa XV vừa thông qua chính sách giảm thuế GTGT (VAT) với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất 10%, xuống còn 8% trong thời gian từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

Việc giảm thuế này sẽ không áp dụng với nhóm hàng hóa như viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất và các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đây cũng là chính sách đã thực hiện trong năm 2022, sau đại dịch Covid-19 và đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ kích thích tiêu dùng trong nước.

Giảm thuế GTGT 2% có hiệu lực từ 1/7/2023 sẽ mang đến giá hàng hóa rẻ hơn cho người tiêu dùng cuối cùng. Ảnh minh họa: Người dân mua hàng tại siêu thị (nguồn: MSN)

Giảm thuế GTGT 2% có hiệu lực từ 1/7/2023 sẽ mang đến giá hàng hóa rẻ hơn cho người tiêu dùng cuối cùng. Ảnh minh họa: Người dân mua hàng tại siêu thị (nguồn: MSN)

Chuyên gia của CTCK Maybank Investment Bank Việt Nam (MSVN) nhận định, quyết định giảm thuế VAT càng củng cố thêm cho nhận định rằng chính sách vĩ mô đang được nới lỏng, tập trung vào khôi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Khối Nghiên cứu Phân tích của Công ty này vẫn duy trì kỳ vọng tiêu dùng sẽ dần hồi phục trong nửa cuối năm 2023.

"Tuy nhiên, việc giảm VAT chỉ tác động tới người tiêu dùng cuối. Với mức giảm 2% và thời gian áp dụng chỉ 6 tháng, ngắn hơn đáng kể so với đợt giảm kéo dài gần cả năm 2022, cùng với bối cảnh kinh tế vẫn chưa cải thiện từ những ảnh hưởng lớn từ cuối quý 3/2022, chúng tôi e rằng tác động của chính sách này sẽ có phần hạn chế.

Các công ty bán lẻ niêm yết trên sàn chủ yếu kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu, để kích thích nhu cầu chi tiêu cho các mặt hàng này, chúng tôi cho rằng sự cải thiện về thu nhập hiện tại lẫn thu nhập kỳ vọng cho tương lai, hay niềm tin tiêu dùng, vẫn đóng vai trò quan trọng và trực tiếp hơn", bà Nguyễn Thị Ngân Tuyền và ông Nguyễn Thanh Lâm - các chuyên gia của MSVN - đánh giá.

>>Bất động sản và mối “liên thông” với tiêu dùng nội địa

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) - cho rằng, việc Quốc hội tiếp tục áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% cho tất cả các ngành kinh tế là một điều hết sức đáng mừng, Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn mong không phải chỉ giới hạn ở một số ngành như hiện nay. Đồng thời, HUBA kì vọng có thể sẽ được xem xét và cho rằng nên kéo dài thời hạn áp dụng tới hết năm 2024. Có như vậy thì hiệu lực chính sách cho người tiêu dùng cuối cùng mới được hưởng lợi lâu, và đủ tác động đến doanh nghiệp sản xuất khi giá hàng hóa rẻ hơn kéo dài hơn.

Tăng trưởng doanh số bán lẻ giảm, MSVN cho rằng các công ty

Tăng trưởng doanh số bán lẻ giảm, MSVN cho rằng các công ty bán lẻ niêm yết trên sàn  sự cải thiện về thu nhập hiện tại lẫn thu nhập kỳ vọng cho tương lai

TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia Kinh tế - cũng đồng thuận với quan điểm cần xem xét kéo dài chính sách giảm thuế suất VAT đến hết 2024 để “chính sách” hỗ trợ, kích cầu ngấm đủ, sâu và căn cơ cho nền kinh tế phục hồi. Bởi trong một quốc gia, sản xuất chi tiêu tiêu dùng nội địa là “căn cơ”, của cải lớn nhất. Do đó, kích thích chi tiêu nhưng không phải ngắn hạn đòi hỏi tầm nhìn cần thiết dài hơi hơn thời gian 5 tháng đủ để Việt Nam ứng phó với mọi biến động bên ngoài nếu xuất khẩu chưa thể phục hồi do thế giới suy thoái, rủi ro chiến tranh, giá hàng hóa, tiền tệ, đứt gãy chuỗi cung ứng..v.v vẫn khó lường.

Ngoài ra, vị chuyên gia cũng giữ nguyên các dự báo như đã đưa ra trong một hội thảo do Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào cuối 2022, là nhờ những thuận lợi từ việc ổn định được hệ thống tài chính, kiểm soát tỷ giá và lạm phát, qua đó ổn định tình hình kinh tế tài chính vĩ mô để giúp doanh nghiệp phát triển và thu hút vốn đầu tư FDI ở năm 2022, Việt Nam sẽ có điều kiện để tiếp tục ổn định vĩ mô trong 2 quý đầu năm 2023. 

TS Đinh Thế Hiển cho rằng Nhà nước đã kiểm soát và giải quyết gốc rễ việc cung ứng vốn dưới chuẩn và đầu cơ bất động sản tại Việt Nam, qua đó từng bước đưa thị trường về sự thiết thực và ổn định.

"Đặc biệt, với quyết tâm thể hiện qua kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 với thông điệp cần xem xét siết lại sở hữu chéo ngân hàng. Điều này sẽ góp phầnhỗ trợ cung ứng vốn cho nền kinh tế và các công ty sản xuất kinh doanh, trở thành động lực quan trọng để kinh tế nội địa phát triển", chuyên gia nhận định.

Theo TS Đinh Thế Hiển, sau các đợt hạ nhiệt lãi suất, nguồn tín dụng ổn định với lãi suất hấp dẫn vào quý 3. Xuất khẩu sau 2 quý liên tiếp sụt giảm trong quý 1 và quý 2, có thể sẽ phục hồi vào quý 3. Nền kinh tế nội địa về cơ bản cũng sẽ ổn định hơn trong quý 3 nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành Thuế cần kiểm soát chặt chẽ các dấu hiệu trốn thuế, gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng

    Ngành Thuế cần kiểm soát chặt chẽ các dấu hiệu trốn thuế, gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng

    02:30, 20/05/2023

  • Chiều 24/5, Quốc hội họp về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%

    Chiều 24/5, Quốc hội họp về chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2%

    00:06, 24/05/2023

  • Có thể giảm thuế giá trị gia tăng xuống từ 3 đến 4%

    Có thể giảm thuế giá trị gia tăng xuống từ 3 đến 4%

    15:08, 31/05/2023

  • Giảm 2% thuế giá trị gia tăng – “Một mũi tên trúng nhiều đích”

    Giảm 2% thuế giá trị gia tăng – “Một mũi tên trúng nhiều đích”

    03:30, 27/04/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Giảm thuế VAT 2%: Tác động với doanh nghiệp có hạn chế?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO