Gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng khu công nghiệp (Kỳ II): Tác động thể nào tới mục tiêu tăng trưởng?

Diendandoanhnghiep.vn Việc tạm dừng, ngưng trệ sản xuất tại các khu công nghiệp khi dịch covid bùng phát lần thứ 4 dấy lên lo ngại sẽ tác động tới mục tiêu tăng trưởng 6,5% năm 2021.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 đối với Việt Nam hiện nay là vô cùng khó khăn, nhất là khi dịch Covid-19 đang tập trung tại nhiều địa phương, trong đó có những ổ dịch tại các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa, chuỗi sản xuất có thể bị đứt gãy, nếu như không kiểm soát được dịch bệnh.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 đối với Việt Nam hiện nay là vô cùng khó khăn.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 đối với Việt Nam hiện nay là vô cùng khó khăn.

Nhiều thách thức đè nặng

Tuy nhiên, nhận định về vấn đề này, TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, chúng ta phải chấp nhận việc có thể không thể dập được hoàn toàn mầm bệnh trong xã hội, chấp nhận thỉnh thoảng vẫn có mầm bệnh phát sinh, gây bùng phát ở một số nơi. Cách ứng xử mà Chính phủ đang làm là ứng xử giảm thiểu tác động của dịch tới kinh tế.

“Chính vì vậy, những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, theo góc độ các con số thống kê tăng trưởng, có lẽ không nhiều. Hiện tại, tăng trưởng kinh tế chủ yếu đến từ các hoạt động xuất khẩu, từ khu vực đầu tư công, những doanh nghiệp quy mô lớn”, TS Phạm Thế Anh nhận định.

Lý giải về điều này, vị chuyên gia lấy ví dụ, quyết định đóng cửa một số khu công nghiệp ở Bắc Giang để khoanh vùng dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp ở đây, nhưng hoạt động ở các khu công nghiệp khác, ở vùng khác vẫn bình thường. Việc đứt đoạn sản xuất không diễn ra như năm ngoái. Bên cạnh đó, ứng phó với dịch bệnh của đa phần doanh nghiệp đã tốt hơn, chủ động hơn. Các con số về xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2021 đã chứng minh điều này.

Cũng theo chuyên gia kinh tế trưởng VEPR, mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2021 ngay từ đầu đã là một thách thức, bất kể có xảy ra các đợt bùng dịch hay không. Hơn thế, bối cảnh quốc tế năm nay đã có nhiều thay đổi. Các nền kinh tế phát triển, đi đầu trong công nghệ như Anh, Mỹ, EU..., đã triển khai tiêm chủng diện rộng và đang dần quay trở lại trạng thái bình thường. Tâm điểm dịch bệnh đang chuyển sang các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, TS Phạm Thế Anh chỉ rõ, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam vẫn tương đối ổn, thậm chí có những lợi thế hơn so với nhiều nền kinh tế, các đối tác tương đồng. Đó là không bị đứt gãy sản xuất, tận dụng được cơ hội khi thị trường Mỹ, EU đang dần hồi phục, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao do có những gói kích thích kinh tế lớn.

Đồng quan điểm về mục tiêu tăng trưởng năm 2021 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ gián đoạn chuỗi cung ứng, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, chúng ta đã đạt được thành công trong thực hiện “mục tiêu kép” trong năm 2020. Nhưng bây giờ, bối cảnh đã khó khăn hơn rất nhiều. Trong khi đó, dư địa của chính sách tài khóa, tiền tệ lại đang bị thu hẹp sau một thời gian dài tích lũy, nhưng nguồn lực đã phải dùng để chống chịu, ứng phó với dịch Covid-19. Cộng đồng doanh nghiệp thì đã chống chịu hết sức kiên cường từ năm 2020, nhưng khả năng chống chịu vẫn còn yếu. 

“Vì vậy, để đạt được dự báo tiêu tăng trưởng theo kỳ vọng là vô cùng thách thức”, Chủ tịch VCCI nhận định.

Tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp

Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV Lê Thanh Vân cũng cho rằng, dự báo tăng trưởng mà các tổ chức quốc tế đưa ra cho Việt Nam là dựa trên tính toán ở trạng thái tĩnh, còn bây giờ chúng ta lại đang bàn ở trạng thái động. Cụ thể ở đây là sự tác động của làn sóng dịch Covid-19 với biến thể mới, lây lan nhanh hơn. 

khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa, chuỗi sản xuất có thể bị đứt gãy, nếu như không kiểm soát được dịch bệnh.

Khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm thời đóng cửa, chuỗi sản xuất có thể bị đứt gãy, nếu như không kiểm soát được dịch bệnh.

Trước đó, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Việt Nam cũng cho rằng, vẫn còn những rủi ro đáng kể trong năm nay và năm sau, khi các virus biến thể quay trở lại, tiêm chủng vắc-xin không đồng đều giữa các quốc gia có thể trì hoãn việc Việt Nam đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ trước đại dịch, do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, tập trung kiểm soát dịch bệnh là nhiệm vụ hàng đầu hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, để kiểm soát Covid-19 hiệu quả, Chính phủ đã ưu tiên việc tiêm chủng vắc-xin lên hàng đầu, theo đó Thủ tướng đã quyết định huy động các nguồn lực xã hội để có đủ vắc-xin chống Covid-19 trong bối cảnh nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Chủ trương này không chỉ giúp huy động nguồn lực xã hội vào nhiệm vụ phòng, chống dịch mà còn tạo nên sự gắn kết xã hội rất tốt.

Đáng lưu ý, bên cạnh công tác phòng, chống dịch, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho rằng, để giảm sức ép cho tăng trưởng kinh tế, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn các biện pháp cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp trợ giúp doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nhanh với các gói hỗ trợ, giảm bớt khó khăn và ổn định sản xuất, kinh doanh. Muốn làm được như vậy, các quy định của nhà nước cũng cần linh hoạt hơn trong điều kiện dịch bệnh, đảm bảo cho doanh nghiệp xây dựng được một mô hình kinh doanh linh hoạt, có khả năng chống chịu tốt nhất.

“Bởi bên cạnh vắc xin y tế, cộng đồng doanh nghiệp còn cần có một vắc-xin thể chế, cần có hệ thống chính sách hợp lý để tăng cường khả năng chống chịu của doanh nghiệp, từ đó tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế” , TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gián đoạn chuỗi sản xuất và cung ứng khu công nghiệp (Kỳ II): Tác động thể nào tới mục tiêu tăng trưởng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711656246 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711656246 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10