Giáo dục đại học ngoài công lập và dấu ấn pháp luật 2018

Diendandoanhnghiep.vn Hiện cả nước có 236 trường đại học, trong đó có 61 trường ngoài công lập (NCL), chiếm khoảng 26%.

Các trường đại học NCL phân bố ở 29/63 tỉnh/thành. Nhiều nhất là thành phố Hà Nội 14 trường, kế đến thành phố Hồ Chí Minh 12, thành phố Đà Nẵng 4, các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Cần Thơ, Bắc Ninh mỗi tỉnh 3 trường.

Từ bất cập chính sách

Trên thực tế, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương và nhiều cơ chế chính sách về giáo dục. Đáng chú ý là:

Những nghị quyết của Trung ương (NQTW) Đảng (NQTW 4 khóa VII; NQTW 2 khóa VIII;  NQTW 29 Khóa XI). Những luật chuyên ngành về giáo dục (Luật Giáo dục 1989, Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục Đại học 2012, Luật Giáo dục Đại học 2018). Những nghị quyết của Chính phủ (NQ) khẳng định chủ trương xã hội hóa giáo dục (NQ- 90 năm 1997, NQ-05 năm 2005, NQ-14 năm 2005). Những nghị định của Chính phủ (NĐ) về cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa phát triển giáo dục (NĐ-73 năm 1999, NĐ-69 năm 2008, NĐ-59 năm 2014). Những quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học NCL (QĐ-240 năm 1993; QĐ-86 năm 2000; QĐ-14 năm 2005; QĐ-61 năm 2009; QĐ-63 năm 2011; QĐ-70 năm 2014) và “Quy chế tạm thời Đại học dân lập” năm 1994 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.

Những chính sách như vậy đã thúc đẩy sự ra đời các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

Từ 2005 đến 2010 số trường đại học NCL tăng đột biến (31 trường). Nguyên do chính là Luật Giáo dục 2005 thừa nhận tài chính, tài sản của trường Đại học tư thục thuộc sở hữu của các thành viên góp vốn (các điều 66, 67 Luật Giáo dục 2005).

Một ví dụ ấn tượng là Trường đại học Công nghệ dân lập Tôn Đức Thắng chyển thành loại hình trường đại học công lập. Hành trang nhà trường xin được mang theo là được tự quyết định mức thu học phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật như một trường ngoài công lập”. Điều này được lãnh đạo Chính phủ chấp nhận tại Công văn số 3995/VPCP-KGVX, 18/6/2008. Nhờ đó mà trường Đại học Tôn Đức Thắng bứt phá và trở thành địa chỉ đào tạo tin cậy.

Quy mô sinh viên của các cơ sở đại học NCL năm học 2017-2018 là 265.530 sinh viên. Con số này gấp hơn 2,1 lần năm học 1985-1986 (126.195). Đáng chú ý nữa là năm 2016, trong khi các trường đại học công lập vẫn được bao cấp NSNN thì 43 trường đại học NCL “nộp NSNN đạt 111 tỷ đồng”.

Quy mô sinh viên của các cơ sở đại học NCL năm học 2017-2018 là 265.530 sinh viên. Con số này gấp hơn 2,1 lần năm học 1985-1986 (126.195). Đáng chú ý nữa là năm 2016, trong khi các trường đại học công lập vẫn được bao cấp NSNN thì 43 trường đại học NCL nộp NSNN đạt 111 tỷ đồng.

Nhưng, sau một thời gian đi vào thực hiện, những chính sách này đã bắt đầu nảy sinh những bất cập.

Thứ nhất: Quyền tài sản chưa được thấu hiểu và thể chế hóa đầy đủ, một số cơ chế chính sách rất thiếu thực tiễn. Có thể thấy điều này qua những định chế:

Từ 1988-2000, việc thành lập ĐHDL do “các cá nhân, tập thể các tổ chức kinh tế, xã hội” đứng tên. Năm 2000 tại quy chế mới, việc trên phải do “tổ chức” đứng tên, vai trò nhà đầu tư bị loại bỏ.

Luật Giáo dục đại học (Điều 17) quy định thành phần hội đồng quản trị (HĐQT) gồm: a) Đại diện người góp vốn ở mức cần thiết; b) Một số thành phần đương nhiên: Hiệu trưởng; đại diện địa phương; đại diện tổ chức đảng, đoàn thể; đại diện giảng viên. Luật không quy định các thành phần này “chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của trường”, quyền và trách nhiệm không song hành.

Chênh lệch thu chi: (i) Phải dành ít nhất 20% trước thuế để tái đầu tư; (ii) Giá trị tài sản tích lũy được trong quá trình hoạt động của đại học tư thục (ĐHTT) là tài sản chung không chia. (Điều 66 Luật Giáo dục đại học 2012).

Thứ hai: Quy định về không vì lợi nhuận không khả thi. Luật Giáo dục đại học giải thích: “hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà… các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hàng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ”. Đã hơn 6 năm thực hiện luật, chưa xác định được trường nào là không vì lợi nhuận, trong khi đó không ít người tự nhận mình đầu tư là “không vì lợi nhuận”.

Thứ ba: Cơ chế chính sách thiếu bình đẳng. Các trường đại học công lập và trường đại học NCL đều làm nhiệm vụ như nhau. Tuy vậy, trường đại học NCL hàng năm phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đến dấu ấn chính sách 2018

Trước những bất cập của giáo dục đại học nói chung, giáo dục đại học NCL nói riêng, Nhà nước đã quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học tại Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018. Từ góc nhìn về giáo dục đại học NCL, Luật này có những điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, tuyên bố về phi lợi nhuận rõ ràng. Đó là những cơ sở giáo dục đại học tư thục mà “nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức, lợi nhuận tích lũy hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia”.

Thứ hai, Đại học tư thục chia thành: mô hình đại học tư thục không vì lợi nhuận (ĐHTT.KVLN) và mô hình đại học tư vì lợi nhuận (ĐHTT). Việc đầu tư sở hữu vào các mô hình đại học NCL rõ ràng hơn. Có thể thấy điều này tại bảng 1:

    Bảng 1. Một vài đặc điểm của mô hình ĐHTT.KVLN với mô hình ĐHTT

 

Tiêu chí

Trường ĐHTT.KVLN

Trường ĐHTT

1

Đặc điểm huy động vốn

Kèm cam kết thực hiện quy định không vì lợi nhuận

Theo hình thức góp vốn; chú trọng vai trò tổ chức kinh tế. 

2

Sở hữu

Sở hữu cộng đồng nhà trường.

Sở hữu cộng đồng nhà trường; một số quyền tài sản tham chiếu Luật Doanh nghiệp.

3

Quản trị

Đối nhân

Đối vốn

4

Hạch toán

Theo đơn vị sự nghiệp công

Theo cơ chế doanh nghiệp

Giáo dục đại học NCL ngày một hội nhập sâu vào nền kinh tế thị trường. Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản) tại các cơ sở giáo dục ĐHTT vẫn là vấn đề đặt ra.

Điều chúng ta nhận ra là mô hình quản trị ĐHTT của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng xóa bỏ quản lí trực tiếp của Bộ GD&ĐT bằng cách giao nhiều quyền tự chủ về tài chính, nhân sự cho các trường. Và nhìn chung đang có xu hướng thử nghiệm mô hình trường đại học hoạt động theo tư cách pháp nhân độc lập, áp dụng các kỹ thuật quản lý của doanh nghiệp .

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giáo dục đại học ngoài công lập và dấu ấn pháp luật 2018 tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714394510 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714394510 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10