Giữ chủ quyền theo truyền thống Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Khi tìm hiểu các vấn đề quốc tế cần tìm theo chiều sân, lần theo dấu các sự kiện lịch sự, xâu chuỗi lại phân tích, đánh giá thật khách quan, công bằng.

Bài học từ lịch sử sẽ cho chúng ta hiểu vì sao Việt Nam kiên cường phản đối lệnh đánh bắt cá phi lý của Trung  Quốc.

>> Áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá: Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: VGP/Thùy Dung

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: VGP/Thùy Dung

Ngày 29/4/2022, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trong 3 tháng tại Biển Đông, trong đó có vùng biển của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam đối với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là nhất quán, được khẳng định rõ trong những năm qua. 

Theo đó, một phần phạm vi của lệnh cấm đánh bắt cá đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình khi triển khai các biện pháp bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật ở khu vực Biển Đông, không làm phức tạp tình hình, đóng góp vào duy trì hoà bình, ổn định, trật tự ở khu vực Biển Đông”.

Tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trên biển - Ảnh: Internet

Tàu của ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trên biển - Ảnh: Internet

Thật ra, đây không phải lần đầu Trung Quốc đưa ra tuyên bố ngang ngược này. Trung Quốc đang lợi dụng tình hình cuộc chiến Nga - Ukaraine, mà thực chất là cuộc chiến giữa Nga, Mỹ với các nước phương Tây đang ngày càng phức tạp, ác liệt, thu hút sự  quan tâm chú ý của toàn thế giới, các thế lực quân đội đều phải “giỏng tai, giương mắt” theo dõi cuộc chiến. Trung Quốc tranh thủ biến cái vô lý thành hợp lý, biến cái không thể thành có thể - đó là ngang nhiên bịa đặt, dựng chuyện để hiện thực hóa đường lưỡi bò tham lam, hòng nuốt trọn Biển Đông. Bài học khi quân tình nguyện Việt Nam đang cứu Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng, thì biên giới phía Bắc, quân bành trướng ồ ạt tấn công. Khi Liên Xô suy yếu trước bờ vực tan rã, Việt Nam gặp khó khăn nhất sau cuộc chiến thì Trung Quốc cưỡng chiếm một số đảo ở Trường Sa.

Theo Luật Biển Việt Nam: Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Do vậy, vùng đặc quyền kinh tế quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, các dẫn chứng để khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Cả đến yếu tố văn hóa như lễ khao lề thế lính Hoàng Sa... Đó là những bằng chứng không thể chối cãi.

>> Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương "cấm đánh bắt cá ở Biển Đông" của Trung Quốc

>> Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông không có giá trị!

>> Hội nghề cá phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt cá ở biển Đông

Tàu hải cảnh của Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Tàu hải cảnh của Trung Quốc. (Nguồn: AP)

Thế nhưng, Trung Quốc vẫn lập đi lặp lại luận điệu phi lý theo kiểu “Tăng Sâm giết người”.

Sách Cổ học tinh hoa của Trung Quốc có kể chuyện rằng: Thời Xuân Thu có ông Tăng Sâm người đất Phi là học trò đức Khổng Tử. Ông tính tình chân thật và có hiếu, về sau truyền được đạo của Ngài. 

Lúc bấy giờ có kẻ trùng tên với ông giết chết người. Một người hớt hải chạy đến báo mẹ ông Tăng Sâm rằng: “Tăng Sâm giết người.” Bà mẹ nói: “Chẳng khi nào con ta lại giết người”. Rồi bà điềm nhiên ngồi dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người.” Bà mẹ không nói gì, cứ điềm nhiên dệt cửi. Một lúc lại có người đến bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà mẹ sợ cuống cuồng, quăng thoi, trèo qua tường chạy trốn.

Tăng Sâm không giết người, thế mà hết người này đến người khác đến nói với bà mẹ rằng Tăng Sâm giết người, khiến cho bà mẹ vốn rất tin con tưởng là thật. Một việc, dù cho sai lầm đến mười mươi nhưng cứ nói đi nói lại, tung luận điệu xuyên tạc mãi cũng khiến người ta bán tín bán nghi rồi cũng tin là có thật. 

“Một lời dối trá nếu được lặp đi lặp lại đủ mức thì nó sẽ trở thành sự thật” - Joseph Goebbels, Bộ trưởng tuyên truyền của Phát xít Đức cũng đã nói như vậy. Trung Quốc dùng cách này thêm vào một trong những thủ đoạn để độc chiếm Biển Đông.

Nhưng nhân dân Việt Nam quyết thẳng thắn phản đối về ngoại giao, chính trường, còn ngư dân vẫn vươn khơi bám biển. Chúng ta có chủ quyền, có chính nghĩa, cho dù Trung Quốc có ra Luật Hải cảnh, cho phép “thực hiện tất cả biện pháp cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí khi chủ quyền quốc gia, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của nước này bị các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài xâm phạm trái phép hoặc đối diện mối nguy cấp bách bị xâm phạm phi pháp" (Điều 22). Điều này có nghĩa, Hải cảnh Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ khí đối với tàu nước ngoài trong trường hợp họ cho là cần thiết; hay ra luật gì đi nữa cũng không thể ngăn cản được quân dân Việt Nam vươn khơi, bám đảo, giữ vững chủ quyền khai thác cá tôm.

Nếu chúng ta đớn hèn, nhu nhược lùi bước thì tương lai con cháu chúng ta không cần phải học bơi vì không còn có biển, không cần tàu thuyền vì chẳng còn các chuyến ra khơi.

Không! Hơn ba ngàn kilomet chiều bờ biển và Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha để lại, phải quyết giữ  bằng bất cứ giá nào, không thể có tội với tiền nhân.

Chúng ta một lòng cùng Chính phủ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc theo cách hành xử bản lĩnh, điềm đạm, tự tin, thuận theo luật lệ, lẽ phải, “có lý có tình” theo truyền thống Việt Nam.

Tin rằng chúng ta sẽ được ủng hộ, sẽ chiến thắng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giữ chủ quyền theo truyền thống Việt Nam tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714237025 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714237025 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10