[GIỮ LỬA TRÊN MỌI MẶT TRẬN] Thần tốc, lấy nông thôn vây thành thị trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt

Đỗ Thanh Năm- Chuyên gia tư vấn chiến lược 30/04/2020 15:04

Bài học chiến lược nào từ Chiến thắng mùa Xuân 1975 cho các doanh nghiệp, ông lớn thương hiệu Việt trên thương trường kinh doanh sân nhà?

Cuộc tổng tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 1975 có sự nổi bật của nhiều nhân tố chiến lược, trong đó có quyết định đẩy mạnh các trận chiến bình định đồng bằng và các tỉnh lỵ, tiến đến vây ép thành thị ở trận quyết định cuối cùng.

Các chiến lược gia và các doanh nghiệp về sau,  đã đúc kết kinh nghiệm Đại thắng Mùa Xuân 1975 vào chiến lược kinh doanh của mình là: Thần tốc, lấy nông thôn, vây thành thị. Không ít doanh nghiệp đã gặt hái thành công lớn với chiến lược đó.

Viettel và cuộc chiến vây ép trên thị trường Viễn thông

Một điển hình của doanh nghiệp ứng dụng chiến lược này hết sức thành công, đó là Viettel.

Diễn đàn kinh tế Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới, trong đó, lần đầu tiên Viettel –

Diễn đàn kinh tế Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới, trong đó, lần đầu tiên Viettel, 1 trong 8 thương hiệu ASEAN có mặt ở bảng vinh danh này (2019). 

Trong lĩnh vực di động, để có được thị phần lớn trong miếng bánh lớn viễn thông 20,5 tỷ USD/ 125,7 triệu thuê bao (tính theo số liệu cuối năm 2019, nguồn: Cục Viễn thông, Bộ TT-TT), Viettel vốn đi sau VinaFone và Mobile đã áp dụng chiến lược xây dựng thị trường bắt đầu từ khu vực nông thôn qua xây dựng mạng lưới để phủ sóng khắp các vùng quê Việt Nam.

Đây là khu vực mà lượng người sử dụng dịch vụ viễn thông còn dư địa tăng trưởng, nhu cầu kết nối với các vùng bên ngoài thông qua viễn thông ngày càng mạnh mẽ do độ mở của các vùng này với các đô thị cũng còn lớn. Chính vì vậy, khi mà hạ tầng viễn thông của các đối thủ còn tạm thời chưa quan tâm đến khu vực này, đặc biệt còn gây tắc nghẽn lớn trong những dịp Lễ Tết, Xuân về, Viettel đã nhìn thấy lỗ hổng để định hướng “bình định”, lấp đầy chỗ trống.

Từ sức mạnh của các vùng quê nông thôn với lượng thuê bao tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, đặc biệt tăng mạnh khi chiến lược marketing truyền thông của Viettel chọn “lõi” gắn với các hình ảnh, thông điệp dân tộc, truyền thống gần gũi với bà con nông dân.

Từ tăng trưởng đó mà nhu cầu kết nối từ thuê bao Viettel ở vùng nông thôn đến vô hình chung “ vây ép thành thị”, buộc người tiêu dùng khu vực đô thành phải mở rộng thuê bao Viettel để thuận lợi kết nối. Viettel đã hoàn thành kế hoạch khép vòng vây của mình, mở sẵn cú đánh tổng lực nâng tổng thị phần thuê bao của mình lên trên 46%, xấp xỉ bằng tổng thuê bao của cả VinaFone lẫn Mobile cộng lại (hơn 48%), theo Sách trắng CNTT-TT Việt Nam 2017.

Thần tốc tựa Vingroup

Nếu như chiến lược lấy nông thông vây ép thành thị, kết hợp với đánh dứt điểm theo phong cách cách “tổng tấn công” sau khi hoàn thành sứ mạng khép vòng vây đã giúp Viettel dứt điểm ngôi số 1 viễn thông và khiến gần 1 thị trường “hãy nói theo cách của bạn”, thì sách lược nhà binh với dụng quân thần tốc, vốn cũng được các nhà cầm quân áp dụng để đi đến đại thắng mùa Xuân 1975, lại được nhà quản trị Vingroup áp dụng rất khéo trong công cuộc kinh doanh rộng trải, quy mô.

Không bàn lại Vingroup ở những năm tháng mà Vinhomes, Vinpearl Land đã mọc lên “thần tốc” ở nhiều vị trí đắc địa về không gian sống, phát triển nghỉ dưỡng với tốc độ tưởng chỉ sau một đêm, thì những đổi thay của Tập đoàn này trong thời gian gần đây cũng minh tốc độ là sách lược biến chuyển để thích nghi với mọi hoàn cảnh.

Máy thở VSmart của Vingroup xuất hiện như một phép màu

Máy thở VSmart của Vingroup xuất hiện như một phép màu "made in Vietnam" đánh dấu cú chuyển tốc công nghệ và khả năng ứng biến, linh hoạt hiệu quả của nhà sản xuất ô tô đến sản xuất thiết bị y tế phục vụ điều trị trong mùa dịch COVID-19

Điển hình là cú “bẻ cua” phát triển trên mọi bình diện bất động sản, bán lẻ, nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp ô tô, điện tử, y tế, giáo dục…, từ cuối năm 2019, Vingroup đã thay đổi chiến lược trở thành một tập đoàn công nghệ tầm cỡ quốc tế.

Theo đó, cú bắt tay M&A chuyển nhượng VinMart và VinEco về tay Masan thuộc loại thương vụ thần tốc lịch sử về mặt thời gian đàm phán và giao dịch thành. Một loạt các thay đổi chóng mặt từ Vinpearl Land sang quần thể vui chơi giải trí ngang tầm Disney mang thương VinWonders, VinID thành OnID… và tập trung để phát triển các hoạt động lõi theo chiến lược mới của Tập đoàn.

“Sửng sốt” là trạng thái mà Discovery Channel, kênh truyền hình hàng đầu thế giới trong lĩnh vực giải trí thực tế khiphát sóng phim tài liệu “Geared for the Future” (Tăng tốc tới tương lai), lấy nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam làm chủ đề đã thể hiện khi nhắc đến Vingroup như một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng tốc này.

Thực tế, Vingroup cũng đã làm hàng triệu người dân Việt Nam tự hào ngả mũ khi từ tuyên bố tài trợ máy thở trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 quốc gia, đến sản xuất, trao chiếc máy đầu tiên chỉ trong chưa đầy 10 ngày. Cú dứt điểm thần tốc của Vingroup theo đó không chỉ là chiến thắng về mặt thương hiệu mà còn về mặt niềm tin và các giá trị, đường hướng phát triển dài hạn của một biểu tượng “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam”. Và đó chính chiến lược dụng quân, tiến sâu, công phá bờ thành để đi vào tâm thức người dùng thần tốc, hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

  • Vượt lên gian khó trong 2 cuộc chiến

    08:20, 30/04/2020

  • [eMagazine] Giữ lửa trên mọi mặt trận

    07:32, 30/04/2020

  • Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam ở quý 2?

    06:00, 30/04/2020

  • Doanh nghiệp quân đội: Bản lĩnh người lính trên mặt trận kinh tế

    05:21, 30/04/2020

  • Trường Sa những ngày Tháng Tư lịch sử

    05:07, 30/04/2020

  • Tháng tư nay đã khác

    04:03, 30/04/2020

Đại dịch COVID-19 đang tạm thời được kiểm soát ở Việt Nam, là thành quả tổng hợp của nhiều nhân tố trong đó có sự lãnh đạo sáng suốt của Chính phủ và các quyết định ở những “thời điểm vàng” chống dịch. Nắm thời điểm vàng, nắm thời cơ, cũng là một trong chìa khóa để các nhà doanh chủ có thể áp dụng bổ sung trong chiến lược thần tốc, lấy nông thôn vây thành thị, làm hoàn mỹ hơn chiến thắng như đại thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Thời cơ ấy có lẽ cần được phát huy ngay từ thời điểm lúc này, trong đại dịch, như sự phát huy kịp thời, tự nhiên sức mạnh của chuyển đổi số - đã được chứng minh bắc cầu hiệu quả đến mọi vùng kinh tế, mọi không gian, góp phần tiếp tục duy trì sự lưu chuyển hàng hóa và giao thương của hàng hóa với con người.

Để nắm bắt và hòa nhập vào không gian tái khởi động nền kinh tế sớm, việc tốc chiến tốc thắng đòi hỏi sự nhanh nhạy, sáng suốt và cả quyết tâm đối đầu trong cuộc cạnh tranh phía trước. Một cuộc Tổng tiến công mới trên thương thường kinh tế để khắc phục những đứt gãy chuỗi cung ứng, những tổng thương kinh tế, tái xây dựng vị thế vị thế của Việt Nam ngay từ lúc này và với chuyển đổi số – doanh nhân Việt Nam đã thực sự hòa nhịp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[GIỮ LỬA TRÊN MỌI MẶT TRẬN] Thần tốc, lấy nông thôn vây thành thị trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO