Giữa tâm bão Corona: Khi “bí”, “bầu” ghét nhau

Diendandoanhnghiep.vn Bình ổn giá không nên và không bao giờ là công việc của niềm tin đạo đức, mà nó thuộc về lý tính của các nhà lập pháp, các nhà quản trị, điều hành nền kinh tế.

Liên quan mật thiết đến đại dịch Corona, chiếc khẩu trang là vật dụng được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội cũng như các trang báo chính thống. Như một thói quen cố hữu làm ăn mùa vụ, nhiều nhà thuốc nắm bắt cơ hội này để “thổi” giá khẩu trang nhằm thu lợi.

Công bằng mà nói, chiếc khẩu trang hay chiếc máy bay, phàm khi đã trở thành hàng hóa lưu thông trên thị trường đều chịu sự tác động của quy luật “cung-cầu”.

Quy luật này giản đơn và phổ biến đến mức ai cũng thuộc lòng, đó là khi nhu cầu tăng mà cung không tương ứng đạt đến mức độ nhất định thì giá cả tăng theo - và ngược lại.

Lẽ dĩ nhiên, quy luật cung cầu là khách quan và khoa học, nhưng chẳng ít lần người Việt ứng dụng nó như...con dao mài sắc lẹm chờ có dịp vung ra kề cổ người tiêu dùng.

Nhận biết cung cầu và sử dụng nó để làm ăn kinh doanh không phải là khi đồng bào lâm nạn, mà nó là một quá trình dài từ khâu cung ứng nguyên liệu, giá thành sản xuất đến nắm bắt trúng thị hiếu khách hàng.

Ngày 11/9/2001, khi nước Mỹ hoảng loạn sau vụ khủng bố nhằm vào tòa tháp đôi tại NewYork, họ cần động lực tinh thần để đứng dậy, nắm bắt cơ hội này các doanh nhân Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt lá cờ Mỹ kích thước nhỏ để bán khắp thành phố NewYork. Đó là đẳng cấp kinh doanh.

Khi cơn sóng thần đổ vào Nhật Bản năm 2016, cuốn đi tất cả sự giàu có sung túc, người dân nhiều tỉnh rơi vào nạn đói cục bộ. Vậy nhưng không một cửa hàng nào tăng giá thực phẩm, nước uống. Thậm chí họ còn xếp hàng dài trật tự để nhận cứu trợ. Đó là cốt cách của một dân tộc lớn.

Còn người Việt thì sao? Ngay trước cổng ngôi đền thiêng lớn nhất nước, trong ngày lễ hội, hàng chòi quán mọc lên, bãi giữ xe xuất hiện, mặc sức hét giá “chặt chém” khách hành hương. Họ xem đó là cơ hội làm ăn.

Một tiểu thương buôn bán trong vùng lõi du lịch thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thấy khách lạ lòng tham nổi lên, bữa ăn sơ sài giá bạc triệu, biến nơi công cộng thành của riêng để thu phí chổ ngồi...Đó là tư duy nhỏ nhoi nghèo dẫn tới nghèo hèn mãi mãi.

Chiếc khẩu trang trở nên quý hiếm khi virus corona hoành hành dữ dội, chớp thời cơ này nhiều nhà thuốc bắt đầu xé nhãn, dán mác mới, bắt chẹt người tiêu dùng. Mua hay không? Vài chục ngàn có sá gì với tín mạng?

Sáng 1/2, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: “có bằng chứng cửa hiệu tăng giá khẩu trang, không cần thanh tra kiểm tra, đề nghị bộ Y tế rút giấy phép kinh doanh ngay lập tức”.

Trên một tài khoản mạng xuất hiện lời “hiệu triệu” tất cả các nhà thuốc đoàn kết lại “không nhập khẩu trang và cũng không bán khẩu trang”, “sân bay bán 350 nghìn đồng/10 cái khẩu trang 4 lớp mà chẳng qltt (quản lý thị trường -pv) nào vào đập, vậy nên chúng ta chung sức không bán nhé, hiện đã có 70% nhà không nhập, 10% không bán và 10% phát miễn phí”...

Rất nhiều nơi, cộng đồng mạng đăng tải những bức ảnh với nội dung “không bán khẩu trang, đừng hỏi”, “không bán khẩu trang và nước rửa tay”...

Có thể bạn quan tâm

Bán hay không bán hàng hóa là quyền cá nhân không chế tài nào quy phạm được, đó thuộc về kỷ cương. Nhưng không bán khẩu trang giúp chống dịch thì đó là bước lùi trầm trọng về thái độ với đồng loại trong hoạn nạn.

Không có một nhà nước nào mạnh đến mức đủ sức giải quyết mọi biến cố mà không có sự chung tay đồng lòng của nhân dân và đạo đức, lương tâm là phạm trù mà luật pháp đôi khi chẳng với tới.

Bình ổn giá không nên và không bao giờ là công việc của niềm tin đạo đức, mà nó thuộc về lý tính của các nhà lập pháp, các nhà quản trị, điều hành nền kinh tế.

Vì sao người Việt ngày càng “chủ nghĩa cơ hội”? Phải chăng niềm tin vào luật pháp chưa đủ lớn để dặn lòng công bằng sẽ phủ bóng khắp nơi? Bởi vì đâu đó vẫn thấy luật pháp chổ “dày” nơi “mỏng”, tội nặng án nhẹ, tội vu vơ lại trả giá đắt.

Chắc mọi người còn nhớ cây xăng Idemisu Q8 mang đặc điểm Nhật Bản, thế thì sẽ hiểu tại sao nó hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam đến như vậy. Từ đây cũng dễ dàng suy ra một nước Nhật văn minh thịnh vượng đỉnh cao khó ai sánh kịp.

Sinh thời K. Marx nói “chỉ có loài vật mới quay lưng với nỗi đau của đồng loại để chăm chút cho bộ lông của mình”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giữa tâm bão Corona: Khi “bí”, “bầu” ghét nhau tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714243697 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714243697 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10