Gỡ “điểm nghẽn” cơ chế cho đường sắt: Ách tắc ở vốn đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Muốn nâng cấp đường sắt cần đầu tư, thay đổi hạ tầng đường sắt hiện tại mà cơ sở hạ tầng đường sắt lại cần đầu tư của Nhà nước.

LTS: Đối mặt với những khó khăn kinh niên từ hệ thống hạ tầng cũ ký, lạc hậu, đại dịch COVId-19 và lũ lụt liên tục ở miền Trung càng khiến ngành đường sắt lao đao.

 Đường sắt Việt Nam nhiều năm qua chưa được đầu tư tương xứng.p/Ảnh: M.Đức

Đường sắt Việt Nam nhiều năm qua chưa được đầu tư tương xứng. Ảnh: M.Đức

Hiện nay, hành khách lựa chọn phương tiện đi lại dựa trên 3 yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụ. Về nguyên tắc, đường bộ có lợi thế ở cự ly dưới 300km, đường sắt có ưu thế trong khoảng cách 500 - 700km, hàng không có ưu thế trong cự ly trên 1.000km.

Trong khi đó, đường sắt có lợi thế về tính ổn định của giờ khởi hành, tính an toàn cao nhất và vận chuyển khối lượng lớn, ít chịu sự tác động của thời tiết khí hậu. Đường sắt các nước hiện nay phát triển mạnh vì tốc độ cao, đi lại an toàn, chi phí rẻ hơn hàng không, kết nối vào thẳng trung tâm các thành phố.

Nhưng thực tế hiện nay đường sắt của Việt Nam chạy trên khổ đường 1m lạc hậu, đường đơn nên tần suất vận tải không cao so với ôtô chạy nhiều chuyến liên tục. Hàng không chiếm ưu thế lớn hơn đường sắt khi thời gian vận chuyển nhanh, chi phí không quá cao so với đường sắt.

"Thực tế tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai vốn độc tôn khi quốc lộ 70 chật hẹp, quanh co. Nhưng từ năm 2015 khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành thì đường sắt trở nên yếu thế. Hàng không giá rẻ có giá vé không quá cao nên hành khách cũng chọn hàng không.

Thiệt thòi của đường sắt Việt Nam là trong nhiều năm qua chưa được đầu tư tương xứng. Trong khi đường bộ và hàng không có tính xã hội hóa cao hơn. Nhà nước làm đường băng, sân bay thì doanh nghiệp khác có thể mua máy bay để khai thác.

Đường bộ làm xong thì doanh nghiệp mua vài ôtô là có thể "chiều" khách. Còn để khai thác đường sắt cần phải có một hệ thống đồng bộ như cầu đường, thông tin tín hiệu, đầu máy toa xe, công tác điều hành vận tải. Chỉ cần một trong các yếu tố đó không ổn thì cả hệ thống bị vỡ trong khi một người không thể đầu tư tất cả được. Với đường sắt, một cá nhân không thể làm được toàn bộ mà chi phí lại lớn. Do vậy ở các nước, phần lớn nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng đường sắt và một số tuyến mang tính công ích.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ “điểm nghẽn” cơ chế cho đường sắt: Ách tắc ở vốn đầu tư tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713518566 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713518566 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10