"Gỡ mác" thao túng tiền tệ: Nguy cơ tăng lãi suất liên ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia, việc gắn mác thao túng tiền tệ là việc làm mang tính chủ quan, đơn phương của Bộ Tài chính Mỹ, nhưng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.

trong giai đoạn 2017-2019, VND đã tăng khoảng hơn 2%, hoàn toàn không tạo lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam.

Trong giai đoạn 2017-2019, VND đã tăng khoảng hơn 2%, hoàn toàn không tạo lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam.

Cáo buộc đơn phương

Ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã xác định Việt Nam và Thụy Sĩ là những quốc gia thao túng tiền tệ với cáo buộc rằng Việt Nam đáp ứng cả 3 tiêu chí mà phía Mỹ đưa ra. Thứ nhất, thặng dư thương mại với Mỹ đạt 58 tỷ USD (vượt ngưỡng cho phép là 20 tỷ USD); Thứ hai, cán cân vãng lai thặng dư 15 tỷ USD, tương đương 4,6% GDP (vượt ngưỡng 2% GDP); Thứ ba, can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối thông qua việc mua ròng 17 tỷ USD (5,1% GDP) trong 6/12 tháng liên tiếp (vượt ngưỡng 2% GDP).

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, việc Mỹ gán Việt Nam thao túng tiền tệ mang tính chủ quan, đơn phương, chứ chưa xét đến đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam cũng như những khuyến cáo của các tổ chức quốc tế (như WB, IMF) đối với Việt Nam.

Trên thực tế, công tác điều hành chính sách tỷ giá của NHNN trong những năm qua nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, chứ không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. Thậm chí trong giai đoạn 2017-2019, VND đã tăng khoảng hơn 2%, hoàn toàn không tạo lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam.

Trong khi việc NHNN mua ngoại tệ chủ yếu nhằm đảm bảo ổn định thị trường ngoại tệ, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối để tăng cường an ninh tiền tệ quốc gia, chứ không phải là tạo lợi thế thương mại. Theo IMF, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cuối năm 2019 chỉ tương đương 3,5 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức 5 tháng nhập khẩu của Singapore, 8 tháng của Philippines, Hàn Quốc hay 9 tháng của Thái Lan và 14 tháng của Trung Quốc.

Ngoài ra, việc Mỹ sử dụng tiêu chí thặng dư thương mại song phương để xác định một nền kinh tế thao túng tiền tệ là thiếu có cơ sở, nhất là trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay…

Tác động đến chính sách tiền tệ

Mặc dù vậy, quyết định gắn mác thao túng tiền tệ với Việt Nam đã được Mỹ đưa ra. Theo các chuyên gia, việc Việt Nam bị Bộ Tài chính Mỹ chính thức đưa vào danh sách các nước thao túng tiền tệ sẽ có những tác động bất lợi nhất định tới quan hệ thương mại, đầu tư Việt - Mỹ, cũng như tới nền kinh tế Việt Nam. Bởi theo Đạo luật xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đệ trình báo cáo lên Quốc hội Mỹ, tiến hành các cuộc thương lượng giữa cơ quan chức năng hai bên (Việt Nam và Mỹ) để thống nhất và thực hiện các giải pháp chung nhằm cân bằng hơn cán cân thương mại và một số yêu sách cụ thể khác. Nếu hai bên không tìm được tiếng nói chung, phía Mỹ mới có thể tìm đến các biện pháp cứng rắn hơn như việc áp đặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.

Theo giới chuyên gia, việc Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ chủ yếu về vấn đề thương mại, chứ không liên quan nhiều đến vấn đề tiền tệ. TS. Trương Văn Phước– nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho rằng, với khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết", ông Trump muốn thâm hụt thương mại của Mỹ phải thấp xuống, thậm chí phải tiến tới cân bằng. Theo đó, để giảm nhanh thâm hụt thương mại của Mỹ với các nước, Mỹ đặt ra tiêu chí là nước nào xuất siêu sang Mỹ trên 20 tỷ USD và cán cân vãng lai thặng dư 2% GDP thì coi như vi phạm. Đó là hai tiêu chí liên quan thuần túy đến thương mại và các giao dịch vãng lai của một nước… Bởi vậy, cần đẩy mạnh cân bằng hơn cán cân thương mại với Mỹ do nước này quan tâm nhất là vấn đề giảm thâm hụt thương mại với các nước hơn là vấn đề tiền tệ thuần túy.

f

Trong thời gian tới, NHNN có thể sẽ phải hạn chế việc mua ngoại tệ và tiếp tục hạ giá mua vào USD tại Sở giao dịch NHNN để ứng phó với việc Việt Nam bị gán mác thao túng tiền tệ.

Mặc dù vậy nhiều ý kiến cho rằng, việc bị gắn mác thao túng tiền tệ cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN trong thời gian tới. Theo đó, trong thời gian tới, NHNN có thể sẽ phải hạn chế việc mua ngoại tệ và tiếp tục hạ giá mua vào USD tại Sở giao dịch NHNN để ứng phó với việc Việt Nam bị Mỹ gán mác thao túng tiền tệ. Trong trung và dài hạn, việc bị hạn chế sử dụng công cụ mua ngoại tệ khiến các kênh bơm thanh khoản VND vào thị trường sẽ bị giới hạn và có thể đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tăng”, KBSV nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Gỡ mác" thao túng tiền tệ: Nguy cơ tăng lãi suất liên ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713984589 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713984589 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10