Gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Phương 07/08/2018 11:01

Hóa giải nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bằng phương thức nào sẽ được thảo luận tại Diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho SME” do DĐDN tổ chức ngày 7/8 tại Hà Nội.

Chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp 45% tổng sản lượng quốc nội và 31% ngân sách quốc gia, nhưng hiện nay SME chỉ có dư nợ tín dụng ở mức 22- 25%, nghĩa là chỉ chiếm 1/5 tổng dư nợ cả nước. Trong khi đó, khả năng tiếp cận các nguồn vốn khác cũng rất hạn chế.

p/VietinBank chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng SME thông qua tài trợ cho chuỗi nhà cung ứng, nhà phân phối.

VietinBank chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng SME thông qua tài trợ cho chuỗi nhà cung ứng, nhà phân phối.

Nguyên nhân khó tiếp cận các nguồn vốn

Ông Nguyễn Hùng- Giám đốc Cty TNHH Nông sản Hùng Hải, chia sẻ, dù đồng ý rằng khi cho vay cần tính đến các rủi ro, nhưng để vay được nguồn vốn ngân hàng là điều... rất khó. Ông Hùng cho biết, rất ít ngân hàng không phép chấp thuận hàng hoá nguyên liệu trong kho của công ty làm tài sản đảm bảo (TSĐB) vay vốn. “Điều này khiến doanh nghiệp của tôi lỡ mất đơn hàng xuất khẩu”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN cho biết, mặc dù tín dụng đối với SME trong thời gian vừa qua đã đạt được những kết quả, nhưng qua tiếp nhận thông tin, NHNN nhận thấy tín dụng đối với SME vẫn còn gặp những khó khăn. Trước hết phần lớn các SME chưa coi trọng việc cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định, thường nộp báo cáo tài chính cho ngân hàng chậm, số liệu thiếu chính xác, chưa có kiểm toán độc lập nên ảnh hưởng đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn. Ngoài ra, các SME còn thiếu các TSĐB cho khoản vay theo quy định hoặc TSĐB có giá trị thấp, quyền sở hữu TSĐB không minh bạch...

Có thể bạn quan tâm

  • Rộng cửa cho MSME tiếp cận vốn vay

    Rộng cửa cho MSME tiếp cận vốn vay

    12:14, 15/07/2018

  • Doanh nghiệp cần minh bạch thông tin để tăng khả năng tiếp cận vốn

    Doanh nghiệp cần minh bạch thông tin để tăng khả năng tiếp cận vốn

    16:43, 10/07/2018

  • Bớt “hàng rào” để doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn

    Bớt “hàng rào” để doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn

    08:00, 25/12/2017

  • Ngân hàng ‘hiến kế’ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay

    Ngân hàng ‘hiến kế’ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay

    15:21, 08/11/2017

  • Giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt rào cản tiếp cận vốn

    Giải pháp giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt rào cản tiếp cận vốn

    20:00, 08/09/2017

  • DNNVV vẫn khó tiếp cận vốn

    DNNVV vẫn khó tiếp cận vốn

    14:41, 08/07/2017

  • Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

    10:36, 15/07/2017

  • Vì sao doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng?

    Vì sao doanh nghiệp tư nhân vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng?

    06:15, 28/07/2017

Không chỉ khó vay vốn ngân hàng, các SME cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn khác, như phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, quỹ đầu tư,...

Đối với việc huy động vốn qua thị trường vốn, không phải SME nào cũng đáp ứng được điều kiện để huy động vốn qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Hơn nữa, thị trường chứng khoán đã và đang trồi sụt thất thường, thanh khoản thấp, nên việc phát hành cũng rất khó khăn. Trong khi đó, việc tiếp cận vốn từ quỹ hỗ trợ SME cũng chưa thuận lợi khi quỹ này chưa cụ thể hoá các tiêu chí của Luật hỗ trợ SME, như yếu tố tài sản bảo đảm, tính minh bạch thông tin, các trình tự thủ tục rõ ràng. Đặc biệt, các quỹ này vẫn hoạt động theo cơ chế ngồi đợi, chứ chưa chủ động tìm kiếm doanh nghiệp...

Gỡ vướng bằng cách nào?

Trong bối cảnh phần lớn các SME đang thiếu TSĐB để thế chấp vay vốn ngân hàng, thì cần phải tạo điều kiện và mở ra các kênh huy động vốn khác cho doanh nghiệp.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng, cho rằng trong các hình thức tiếp cận vốn cho SME, cần lưu ý cả những hình thức chưa được áp dụng thường xuyên, như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu, cho vay tài chính... Theo đó, cần sớm ban hành và triển khai có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hỗ trợ SME, đồng thời tăng cường vai trò của các Hiệp hội SME và hợp tác giữa các TCTD và các quỹ bảo lãnh tín dụng...

“Về phần mình, các SME cũng nên cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin, sẵn sàng làm việc với các TCTD, quản trị doanh nghiệp và quản lý chiến lược, cũng như tài chính”, TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Ông Bùi Hoàng Tùng, Trưởng phòng Kế hoạch chính sách, Quỹ Phát triển SME cho rằng, để tăng thêm giải pháp cung ứng tài chính cho doanh nghiệp, cần phát triển thị trường tín dụng dành cho SME như đưa ra các gói tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến chế biến và xuất khẩu cho các nhóm doanh nghiệp theo chuỗi giá trị.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, trước hết cần sớm sửa đổi Luật chứng khoán và tái cơ cấu thị trường chứng khoán với 4 nội dung trọng tâm là: tái cơ cấu tổ chức thị trường; tái cấu trúc hàng hóa; tái cơ cấu về cơ sở nhà đầu tư và tái cơ cấu các tổ chức trung gian. Đặc biệt, cần sớm thành lập cơ quan định mức tín nhiệm và tạo điều kiện linh hoạt cho cả việc phát hành đại chúng và riêng lẻ các trái phiếu.

Ngoài ra, các SME cũng cần tăng cường liên kết, hình thành quỹ đầu tư để cung cấp vốn cho doanh nghiệp, tạo kênh huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, cho chính mình trên thị trường chứng khoán. Đặc biệt, NHNN cũng cần đẩy mạnh việc cơ cấu lại các Cty cho thuê tài chính để tạo điều kiện tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO