Gỡ rào cản giúp sàn thương mại điện tử nông sản “cất cánh”

Diendandoanhnghiep.vn COVID -19 khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, nông sản khó tìm đầu ra, thương mại điện tử được coi là giải pháp cứu cánh giúp nông sản vượt qua cơn bĩ cực.

Đó là nhận định được đưa ra tại “Hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2020” với chủ đề “Thương mại đa kênh-liên kết theo chuỗi giá trị, hướng tới phát triển bền vững” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) và Bộ Công Thương tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ 25-29/11.“Hội nghị giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2020” với chủ đề “Thương mại đa kênh-liên kết theo chuỗi giá trị, hướng tới phát triển bền vững” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) và Bộ Công Thương tổ chức trong khuôn khổ Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ 25-29/11.

Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ 25-29/11.

Lác đác nông sản được bán trên sàn

Tại hội nghị ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê cho rằng, thực tế hiện nay trên các sàn thương mại điện tử lớn như Sendo, Shopee, Lazada, Tiki… lượng hàng hoá nông sản được trưng bày còn hạn chế, đặc biệt trên Shopee hay Lazada rất ít, thậm chí việc đặt mua hàng cũng khó khăn. Nhưng ngược lại, việc mua bán nông sản trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo lại cực kỳ sôi động. Và việc giao dịch diễn ra giữa người sản xuất, người kinh doanh nhỏ lẻ song lại là kênh mua hàng hàng chủ yếu, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID – 19.

Lý giải vấn đề trên, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sen đỏ sàn thương mại điện tử Sendo cho rằng, thực tế những người bán hàng nông sản chưa quen với mô hình sàn thương mại điện tử nguyên do xuất phát từ thương mại điện tử chưa phổ cập tới đại đa số nông dân. Nếu tính toán một cách chi li, mức độ phổ cập thương mại điện tử trên tổng bán lẻ của Việt Nam mới chỉ khoảng 4%. Con số này so với các nước phát triển thì chúng ta có một khoảng cách khá xa, như Trung Quốc 20%, các nước phát triển khác khoảng 10%.

Điều đáng nói, nông sản là loại hàng hoá khó đưa lên sàn thương mại điện tử so với các sản phẩm khác. Theo đại diện Sen Đỏ, thương mại điện tử phát triển, sản phẩm đầu tiên chúng ta dễ mua nhất là các loại hàng hoá có cấu trúc. Ví dụ như iPhone hay các loại hàng hoá dưới 200 VNĐ như quần áo, đồ gia dụng… bán rất dễ. Còn nông sản thực sự khó khăn. “Vấn đề ở đây là niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm nông sản nếu mua trên sàn thương mại điện tử”, ông Dũng nói.

thực tế hiện nay trên các sàn TMĐT lớn như Sendo, Shopee, Lazada, Tiki… lượng hàng hoá nông sản được trưng bày còn hạn chế, đặc biệt trên Shopee hay Lazada rất ít, thậm chí việc đặt mua hàng cũng khó khăn

Tại hội nghị, các doanh nghiệp cho biết thực tế hiện nay trên các sàn thương mại điện tử lớn như Sendo, Shopee, Lazada, Tiki… lượng hàng hoá nông sản được trưng bày còn hạn chế.

Còn theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, nguyên nhân các sản phẩm nông sản chưa được bán nhiều trên các sàn thương mại điện tử là bởi đây là mặt hàng tươi, khó bán trên sàn, chu kỳ sống của các sản phẩm không dài.

“Chúng ta thường nghe: sáng là rau, chiều là rác. Các loại nông sản hiện nay tiêu chuẩn hoá chưa nhiều cho nên các chủ sàn thương mại điện tử không biết đối xử, định giá, sắp xếp thứ hạng như thế nào để có thể giới thiệu khách hàng mua online của mình”, bà Hạnh nói.

Việc trên facebook diễn ra việc bán hàng nông sản nhiều hơn bà Hạnh cho rằng, bởi tất cả đều là những người trẻ, cách giao hàng của họ khá đa dạng, thích ứng với nhu cầu của người mua. Hơn nữa, mua trên facebook có thể thoả thuận giá, loại hàng… còn mua trên sàn là chốt thực đơn…

Tạo lòng tin cho người tiêu dùng

Cũng theo đại diện Sen Đỏ, trên facebook bán hàng dễ hơn sàn thương mại điện tử vì mô hình là bán hàng cho bạn bè, người quen. Do đó, niềm tin cao hơn so với việc mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, theo ông Dũng, đây cũng là hạn chế vì cộng đồng người mua là người quen nên phạm vi nhỏ, người bán tiếp xúc không được nhiều với người mua.

“Vì vậy, người bán hàng cần đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Các sàn thương mại điện tử phải đứng ra bảo chứng cho vấn đề chất lượng, đưa các tín hiệu khẳng định sàn đó rất uy tín, tạo độ tin tưởng cho người mua”, ông Dũng nói.

Song để làm được điều này, theo ông Dũng, các bên cần phối hợp với nhau, các thương hiệu cùng đồng hành khuyến mại cho người tiêu dùng dùng thử sản phẩm. Mặt khác, các sản thương mại điện tử đã xây dựng được thương hiệu rồi thì cần đứng ra cam kết để người mua yên tâm.

Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty Bán lẻ BRG Retail cho rằng, mặt hàng nông sản tươi sống khó bán trên sàn thương mại điện tử vì khách hàng không thể động chạm, cảm nhận, cũng như tương tác với sản phẩm trước khi ra quyết định mua. Do đó, hệ thống bán lẻ của BRG triển khai thương mại điện tử theo mô hình mua hàng phục vụ cho hệ thống siêu thị của công ty và từ các siêu thị là những điểm bán để giao hàng đến khách hàng cuối cùng. Siêu thị chính là điểm kiểm soát chất lượng hàng hoá trước khi đưa đến cho người tiêu dùng.

Nếu tính toán một cách chi li, mức độ phổ cập TMĐT trên tổng bán lẻ của Việt Nam mới chỉ khoảng 4%. Con số này so với các nước phát triển thì chúng ta có một khoảng cách khá xa, như Trung Quốc 20%, các nước phát triển khác khoảng 10%.

Nếu tính toán một cách chi li, mức độ phổ cập thương mại điện tử trên tổng bán lẻ của Việt Nam mới chỉ khoảng 4%. Con số này so với các nước phát triển thì chúng ta có một khoảng cách khá xa, như Trung Quốc 20%, các nước phát triển khác khoảng 10%.

Chia sẻ thực tế ông Đặng Hoàng Hải, cục trưởng Cục thương mại điện tử và KTS cho rằng, mô hình bán hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử đáng để chúng ta tham khảo. Điển hình là Trung Quốc, các doanh nghiệp họ tiến bộ hơn chúng ta rất nhiều trong việc quản trị số nội bộ doanh nghiệp. Tức là hàng nông sản từ khi đầu vào họ đã có quản trị tốt từ trọng lượng, chất lượng tới nguồn gốc, số lượng sản phẩm, thời gian bảo quản bao nhiêu ngày... nên khi đưa lên sàn thương mại điện tử khá chính xác. Chính việc tiêu chuẩn hoá tốt nên việc bán hàng cũng dễ dàng hơn nhiều. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp bán hàng đa kênh, cả thương mại điện tử cả mạng xã hội… làm tăng sự tin cậy người tiêu dùng. 

Trong khuôn khổ Hội chợ, HPA đã ký hợp tác với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp đưa nông sản, thực phẩm, đặc sản vùng miền qua hệ thống thương mại điện tử; kết nối trang nông sản an toàn Hà Nội với “Gian hàng quốc gia” trên sàn thương mại điện tử; Cục Thương mại điện tử và kinh tế số Bộ Công Thương trao đổi hợp đồng hợp tác về việc xây dựng “Gian hàng quốc gia” trên các sàn Thương mại điện tử Sendo, Voso và Tiki.

Sở Công Thương Hà Nội ký hợp tác với 28 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố liên kết, tạo kênh cung ứng-tiêu thụ sản phẩm 2 chiều bền vững giữa thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

                                                                                                               

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ rào cản giúp sàn thương mại điện tử nông sản “cất cánh” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713977181 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713977181 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10