Gỗ Trường Thành “sụp đổ”: Sai một ly, đi nghìn tỷ

Diendandoanhnghiep.vn CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với những tín hiệu khả quan. Doanh nghiệp lãi ròng hơn 13 tỷ đồng và ghi nhận quý lãi thứ 3 liên tiếp.

Đây là một chuyển biến tích cực sau những khoản lỗ vài nghìn tỷ đồng trong 4 năm trước đó. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận này vẫn còn quá nhỏ bé so với quy mô hơn 3.000 tỷ đồng của Gỗ Trường Thành. Hơn nữa, lãi đến chủ yếu từ khoản bồi thường từ cựu Chủ tịch Võ Trường Thành, người bị cáo buộc là quản lý yếu kém dẫn tới sự suy sụp của đại gia ngành gỗ một thời.

Gỗ Trường Thành “sụp đổ” do chọn sai chiến lược về sản phẩm.

Gỗ Trường Thành “sụp đổ” do chọn sai chiến lược sản phẩm.

Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra trước những khó khăn của TTF, nhưng theo chia sẻ của một chuyên viên phân tích ngành gỗ, chính chiến lược về sản phẩm là nguồn cơn dẫn đến những khó khăn của TTF.

Quay trở lại năm 2005, đây là giai đoạn TTF đạt kết quả kinh doanh tốt. Cụ thể trong 3 năm, từ 2005 - 2007, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của TTF đều tăng trưởng trên 100%.

Cũng trong giai đoạn này, đồ gỗ ngoại thất và nội thất lần lượt chiếm tỷ trọng lớn trong 4 nhóm sản phẩm của Công ty, 64,6% và 20,92%. Sở dĩ doanh thu nhóm đồ gỗ ngoại thất tăng vì nguyên liệu chủ yếu làm bằng gỗ Teak (giá tỵ), có giá trị cao gần gấp đôi gỗ khác, nên khi tăng sản lượng dòng hàng làm bằng nguyên liệu này tác động mạnh đến doanh thu của TTF. Mục đích chuyển sang gỗ Teak của TTF cũng nhằm vào việc hạn chế đối thủ cạnh tranh (thay vì sử dụng gỗ hương).

Thêm nữa, vào năm 2006, tỷ lệ gỗ dùng trong sản xuất của TTF là Teak (chiếm 33%); bạch đằng (30%) (chủ yếu nhập từ châu Phi và Nam Mỹ); trâm, xoan... (15%); hương, căm xe... (9%). Thông thường, 80% nguyên liệu gỗ của TTF đều nhập từ nước ngoài, có nguồn gốc phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu; chỉ 20% còn lại là nguyên liệu trong nước, có giá trị thấp.

Được biết, Teak là loại gỗ có giá trị, nên khi gỗ nguyên liệu tăng 20% thì giá thành đồ gỗ tăng 10%. Cho nên, giá bán của TTF luôn cao hơn giá bán của các công ty cùng ngành từ 5 - 10%.

Do xuất khẩu vẫn tốt và châu Âu là thị trường chủ lực, nên việc lựa chọn phân khúc sản phẩm này thời điểm đó là phù hợp. Thậm chí, công ty còn dự kiến năm 2008 sẽ ra giá bán cao hơn các công ty đồng ngành 15%, nhằm sàng lọc bớt khách hàng phân khúc thấp, mang lại lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, khi thị trường bước vào khủng hoảng, nhu cầu về đồ gỗ đã thay đổi đáng kể. Từ 2009 - 2011, tỷ lệ gỗ Teak sử dụng trên thực tế (căn cứ trên doanh thu xuất khẩu) liên tục giảm từ 23% xuống còn 5%, do 65% có nhu cầu dùng hàng làm bằng gỗ nguyên liệu có giá trị thấp.

TTF đã có lãi ròng hơn 13 tỷ đồng trong quý III, nhưng khoản lợi nhuận này vẫn còn quá nhỏ bé so với quy mô hơn 3.000 tỷ đồng của TTF.

Mặc đã có lãi ròng hơn 13 tỷ đồng trong quý III, nhưng khoản lợi nhuận này vẫn còn quá nhỏ bé so với quy mô hơn 3.000 tỷ đồng của TTF.

Ngoài ra, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu và thị trường cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Nếu trước đây, châu Âu là thị trường chiếm đến 60%, sản lượng xuất khẩu của TTF và sản phẩm ngoại thất cao cấp chiếm tỷ trọng lớn, thì khi kinh tế khủng hoảng, hàng nội thất trung bình và giá rẻ "lên ngôi".

Đồ gỗ ngoại thất "thất sủng", Mỹ chia sẻ thị trường với châu Âu. Năm 2010 - 2011, thị trường Mỹ dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu của TTF, luôn chiếm trên 50% và chủ yếu là hàng nội thất có giá cạnh tranh.

Để sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu mới, TTF phải nhập thêm các loại gỗ mà trước đây công ty chưa có sự chuẩn bị, như cao su, tràm... Như vậy, nguồn nguyên liệu gỗ Teak và bạch đằng xem như "không có đất dụng võ”, diễn tiến thị trường đã không diễn ra như dự đoán của TTF.

Gỗ Teak ứ đọng đến mức, năm 2011 ban lãnh đạo TTF quyết bán hàng tồn kho mà công ty đã nhập dự trữ trước đó ở mức 250 - 300 tỷ đồng và chấp nhận lỗ lên đến 20%, để giải quyết nguồn vốn ngắn hạn cho sản xuất và giải tỏa bớt áp lực về chi phí lãi vay.

Năm 2010, trong khi tỷ trọng sử dụng gỗ Teak chỉ còn 8% thì nhu cầu về đồ gỗ làm từ gỗ cao su bỗng nhiên tăng vọt đến 43%. Giá nguyên liệu tăng mạnh do phía Trung Quốc, thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ hai khu vực châu Á (Việt Nam đứng thứ 2) nhập khẩu ồ ạt.

Trong tình thế này, TTF hầu như không kịp trở tay. Ngược lại, đến năm 2011 - 2012, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu gỗ cao su chỉ còn 18%; tràm, keo, xoan đào... "đảo ngược" tình thế với 60%, vì một lý do đơn giản là xu hướng hàng giá rẻ vẫn tồn tại, thậm chí lớn hơn trước.

Tuy nhiên, với thị trường nội địa, đang chiếm khoảng 40% doanh thu của TTF lại chuộng gỗ cherry, gỗ đỏ, hương... để sử dụng trang trí nội thất. Vì lẽ đó, TTF phải duy trì tồn kho nguyên liệu gỗ giá trị ở mức cao nhưng lại cần thời gian và vốn để chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho những nhu cầu mới.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỗ Trường Thành “sụp đổ”: Sai một ly, đi nghìn tỷ tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713508163 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713508163 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10