Gỡ ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp tìm hướng xuất khẩu chính ngạch

THY HẰNG 23/12/2021 04:04

Gần 5.000 xe container hàng nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc chờ xuất sang Trung Quốc một lần nữa đặt vấn đề chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch cấp thiết hơn bao giờ hết.

>>>Đề xuất tháo gỡ ùn tắc hàng nông sản ở cửa khẩu

Trong nhiều năm qua, mỗi lần nông sản ùn tắc ở cửa khẩu, khuyến cáo được nhắc đến nhiều nhất là chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, nhưng thực tế, doanh nghiệp dường như ít quan tâm và chưa quyết tâm chuyển đổi.

Chỉ riêng tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đã có hơn 4.600 xe container hàng nông sản ùn ứ suốt gần nửa tháng qua chờ xuất khủa sang Trung Quốc.

Chỉ riêng tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn đã có hơn 4.600 xe container hàng nông sản ùn ứ suốt gần nửa tháng qua chờ xuất khủa sang Trung Quốc.

"Bước song song"

Bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, cũng cho biết trong đại dịch, doanh số xuất khẩu trái cây của công ty vẫn tăng 30% so với năm ngoái. Riêng thị trường Trung Quốc, công ty vẫn xuất đều theo hình thức chính ngạch, bằng đường biển là chủ yếu. Tuy nhiên, bà thừa nhận có rất ít công ty xuất trái cây chính ngạch sang Trung Quốc do chi phí xuất chính ngạch đội lên quá cao, cước đường biển tăng đột biến. Quan trọng hơn, DN chưa dám “bước hẳn sang thị trường lớn” mà cứ thấy đổ hàng ở mậu biên vẫn bán được và có lợi nhuận nên không dám mạo hiểm. 

Trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp làm được như Cty Chánh Thu. Trong nhiều năm qua, mỗi lần nông sản ùn tắc ở cửa khẩu, khuyến cáo được nhắc đến nhiều nhất là chuyển xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch, nhưng thực tế, doanh nghiệp dường như ít quan tâm và chưa quyết tâm chuyển đổi.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc “không dễ và cũng không khó”. Đa số doanh nghiệp làm xuất khẩu vào Trung Quốc theo hình thức song song tuỳ từng đối tượng khách hàng.

Cũng theo ông Nguyên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nghĩ đơn giản miễn sao bán được hàng và cứ làm theo yêu cầu của doanh nghiệp Trung Quốc cho đến khi “gặp chuyện”.

Ngoài ra, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả, tiểu ngạch hay chính ngạch do phía người mua quyết định chứ không phải người bán. Nhiều điểm thu mua trái cây rau quả tại Việt Nam đều có bóng dáng thương nhân Trung Quốc ở phía sau, nên theo ông Nguyên, các doanh nghiệp nhỏ muốn xuất chính ngạch cũng không dễ vì phía thương nhân Trung Quốc quyết định mọi giá cả, thậm chí chọn thuê xe chở hàng...

“Đa số thương nhân Trung Quốc ép giá nhà nông ngay tại vườn vào mùa vụ chứ không phải thương nhân trong nước như ta nói, phổ biến tại Bình Thuận, Long An, Tiền Giang… đều có thương nhân Trung Quốc “rải quân” đều khi vào vụ. Số này gom hàng rồi xuất qua đường mậu biên. Như vậy, muốn “nói không” với tiểu ngạch hoàn toàn không dễ”, ông Nguyên cho biết.

Trong khi đó, những thay đổi chính sách theo xu hướng “siết chặt” của thị trường Trung Quốc ngày càng cho thấy đây không còn là thị trường “dễ tính” như cách nghĩ nhiều năm qua. Một vị lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương từng chia sẻ với báo chí, các Lệnh 248, Lệnh 249 của Trung Quốc về điều kiện với hàng xuất nhập khẩu sắp có hiệu lực kể từ 1/1/2022 đòi hỏi phải đẩy mạnh sang xuất khẩu chính ngạch, việc sản xuất phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn… để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với bạn hàng nước ngoài.

>>>Đề xuất tháo gỡ ùn tắc hàng nông sản ở cửa khẩu

>>>Chỉ vận chuyển hàng hoá lên cửa khẩu khi đã ký hợp đồng mua bán với Trung Quốc

Đổi tư duy, nâng tiêu chuẩn

Ở góc độ doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp cho biết, chính tư duy Trung Quốc là thị trường “dễ tính” đã khiến từ khâu sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ nên khi đưa lên cửa khẩu kiểm tra nếu dính dư lượng là hàng bị ách lại ngay.

để giải quyết tình trạng nông sản dồn ứ, ùn tắc diễn ra trong nhiều năm nay thì doanh nghiệp phải chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch.

Để giải quyết tình trạng nông sản dồn ứ, ùn tắc diễn ra trong nhiều năm nay doanh nghiệp phải chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch.

“Trung Quốc giờ đã là thị trường khó tính. Doanh nghiệp và người sản xuất phải làm chuẩn ngay từ khâu chọn giống, quy trình canh tác để làm cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao, không có dư lượng thì tự tin xuất bán đi đâu cũng được”, đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Đại diện Bộ Công thương khẳng định, để giải quyết tình trạng nông sản dồn ứ, ùn tắc diễn ra trong nhiều năm nay thì doanh nghiệp phải chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch, mua bán theo hợp đồng, với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính….

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chuyển phương thức vận tải đi bằng đường biển đến các cảng của Trung Quốc như đối với mặt hàng thủy sản đang làm.

Trong khi đó, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, chỉ có giải pháp duy nhất là giảm phụ thuộc. Trong 2 năm đại dịch, từ thị trường nông sản chiếm 65 - 70% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam, nay chỉ còn 55%, số còn lại được chuyển sang các thị trường khác.

"Thực tế, thị trường Trung Quốc ngày càng khó khăn, nông nghiệp Việt Nam càng ngày càng phát triển, xuất sang các thị trường khác bán giá tốt hơn, nên nhiều doanh nghiệp nỗ lực chuyển hướng ngay sau khi Trung Quốc siết kiểm tra tiêu chuẩn hàng trái cây, rau quả vào thị trường này từ giữa năm 2019 đến nay. Quan trọng là chính doanh nghiệp phải thay đổi tư duy thương mại", ông Nguyên chia sẻ. 

Có thể bạn quan tâm

  • Đề xuất tháo gỡ ùn tắc hàng nông sản ở cửa khẩu

    13:34, 21/12/2021

  • Chỉ vận chuyển hàng hoá lên cửa khẩu khi đã ký hợp đồng mua bán với Trung Quốc

    16:56, 21/12/2021

  • LĂNG KÍNH CUỐI TUẦN: Bao giờ nông sản hết ùn ứ?

    05:30, 19/12/2021

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản tại Lạng sơn

    19:05, 18/12/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ ùn tắc nông sản biên giới: Doanh nghiệp tìm hướng xuất khẩu chính ngạch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO