Có hãng vẫn kiên trì kinh doanh dịch vụ gọi xe, nhiều hãng biến mình thành siêu ứng dụng mà trong đó gọi xe không còn là dịch vụ chính. Đến giờ, kết quả của cả 2 còn đường đều là… vẫn lỗ.
>>Uber có thể trở thành siêu ứng dụng du lịch không?
Nhắc đến Uber, Grab, Gojek, người ta nghĩ ngay đến “gọi xe”. Nhưng trên thực tế, các hãng này đã chuyển mình thành các siêu ứng dụng, cung cấp rất nhiều dịch vụ khác nhau, ngoài gọi xe còn có giao đồ ăn, đi chợ hộ, bán vé sự kiện, giải trí cho đến đặt phòng du lịch.
Tuy các hãng này phát triển trên nền tảng gọi xe, nhưng từ vài năm nay, gọi xe đã không còn chiếm tỷ trọng lớn nữa. Với Grab, gọi xe chỉ chiếm chưa đầy một nửa tổng giá trị giao dịch từ hơn 2 năm nay, và gần đây là Uber cũng bắt đầu theo gót.
Ở một chiều khác, Lyft cũng là một gã khổng lồ trong nền kinh tế chia sẻ, là đối thủ chính của Uber trong mảng gọi xe. Nhưng trái ngược với Uber, Lyft vẫn kiên trì làm một hãng gọi xe. Kết quả của 2 con đường này tuy khác nhưng vẫn có điểm giống nhau.
Với Lyft, họ tập trung tối đa vào mảng vận tải hành khách. Trong bối cảnh lượng đặt xe đang đạt mức cao sau đại dịch cùng việc gỡ bỏ các quy định đeo khẩu trang bắt buộc, vượt qua một quý đối mặt với giá nhiên liệu đắt đỏ và chi phí leo thang, doanh thu của Lyft đã tăng 44% so với quý trước. Song cổ phiếu của hãng lại giảm 27% do lượng người dùng giảm gần 1 triệu người so với quý trước, xuống còn 17.8 triệu.
Trong khi Lyft tập trung vào mảng vận tải hành khách bằng nhiều phương tiện khác nhau, thì Uber nỗ lực tham gia vào nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống hằng ngày, từ giao đồ ăn tới thương mại điện tử. Giao hàng hiện chiếm khoảng một nửa tổng số lượt đặt trước của Uber trong quý trước, còn số lượt đặt xe tăng 67%, bao gồm các dịch vụ như Uber for Business (dành cho nhân viên đi công tác) và Uber Health (dành cho người đi khám).
>>Uber bán cả… vé hòa nhạc
Mảng taxi của Uber cũng có những bước tiến mới với việc cung cấp dịch vụ đặt xe taxi tại thành phố New York. Mảng Uber Freight kết nối các yêu cầu đặt xe vận tải khối lượng lớn cũng đã đạt doanh thu tăng hơn gấp ba lần, lên hơn 1 tỷ USD.
NHƯ VẬY LÀ:
Mảng kinh doanh cốt lõi không phải lúc nào cũng là chìa khóa tăng trưởng.
Khi mảng giao hàng đang mang lại gần một nửa doanh thu và vận chuyển hàng hóa là lĩnh vực phát triển nhanh nhất, Uber sẵn sàng chuyển đổi ưu tiên của mình ra khỏi mảng đặt xe đơn thuần.
Lyft không có được sự tăng trưởng đa dạng như vậy dù vẫn hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế. Đó có thể là lý do tại sao doanh thu hằng năm của Uber lớn gấp 5 lần của Lyft, mặc dù cả hai công ty đều đã thua lỗ hàng trăm triệu USD vào năm ngoái và cả hai cổ phiếu đều giảm gần 30% trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm