Mặc dù là doanh nghiệp dẫn đầu ngành vàng, nhưng Cty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) chậm chân trong việc phát triển vàng nữ trang, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh còn tương đối thấp.
SJC là một trong 8 doanh nghiệp nhà nước khác sẽ được UBND TP.HCM thực hiện cổ phần hóa trong năm 2019.
Doanh thu tỷ đô, lợi nhuận tỷ đồng
Là một trong những DNNN thực hiện công bố thông theo Nghị định 81/NĐ-CP, SJC khá tuân thủ công khai báo cáo tài chính bán niên và năm. Tới nay, theo báo cáo tài chính 2017, SJC vẫn đảm bảo các chỉ tiêu kinh doanh như nhiệm vụ được giao.
Có thể bạn quan tâm
10:17, 10/02/2017
13:11, 02/09/2015
10:21, 29/12/2017
13:50, 08/12/2017
09:43, 29/03/2016
00:06, 13/07/2016
Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất của SJC năm 2017 đạt 23.809 tỷ đồng, tăng gần 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán cũng chiếm gần hết doanh thu thuần với 23.539 tỷ đồng. Do đó, biên lợi nhuận gộp của SJC năm 2017 chỉ đạt khoảng 9%, so với mức 10,6% của năm 2016. Kết thúc năm 2017, SJC ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 81,8 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2016.
Có thể thấy hoạt động kinh doanh lõi - sản xuất và bán vàng, chiếm/đóng góp giá vốn cũng như doanh thu chính của Cty. Theo thuyết minh BCTC , SJC còn có khoản thu từ cổ phần hóa 1,04 tỷ đồng trong 1,6 tỷ đồng thu nhập, rất nhỏ trong tổng doanh thu. Ngoài ra, chi phí tài chính năm trước +11,5 tỷ đồng; năm 2017 bị -63,5 tỷ đồng. Nguyên do theo phân tích thuyết minh BCTC là từ khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn mà Cty đầu tư vào Ngân hàng TMCPC Việt Á (VietA Bank), nay hoàn nhập 75 tỷ đồng.
Về mạng lưới, SJC đang sở hữu 5 Cty con, 2 Cty liên kết và hệ thống gồm 47 chi nhánh tại TP HCM, Hà Nội và các tỉnh thành khác như Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng… Tổng tài sản của Cty là 1.555 tỷ đồng, tương đương năm 2016, trong đó nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chiếm lần lượt là 109 tỷ đồng và 13 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của Cty là 1.433 tỷ đồng.
So với các Cty trong cùng danh sách cổ phần hóa 2019 mà UBND TP.HCM, thì chỉ có Cty Liksin, kế đến là SJC, có sự hấp dẫn và nổi trội về thu nhập chính từ kinh doanh hơn cả.
Chậm chân trong đầu tư vàng trang sức
Dù chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng, doanh thu đạt 1 tỷ USD, song mảng kinh doanh này cho tỷ suất lợi nhuận nhỏ chỉ khoảng 0,5%, nên kết quả lợi nhuận SJC khá thấp. Chung cảnh ngộ với SJC, CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI năm 2017 cũng có doanh thu tới 52.000 tỷ đồng, cao nhất trên toàn thị trường, nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ vỏn vẹn có 36 tỷ đồng.
Trong khi đó, CTCP Vàng bạc đã quý Phú Nhuận-PNJ đang đứng đầu thị trường ở mảng vàng trang sức, có doanh thu chỉ bằng 1 nửa SJC ở 2017 là 11.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận gộp lại đạt tới 1.912 tỷ đồng, gấp 11 lần SJC, lợi nhuận sau thuế đạt 726 tỷ đồng, gấp xấp xỉ 9 lần SJC. Sự khác biệt và chênh lệch lớn trong lợi nhuận thu được ở mảng kinh doanh sản phẩm khác nhau của cùng 1 lĩnh vực cho thấy SJC cũng như DOJI đến lúc phải thay đổi, bước sâu hơn vào sân chơi vàng trang sức chuyên nghiệp.
Trên thực tế, SJC mới chỉ đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất kinh doanh vàng nữ trang kể từ năm 2012 khi chính phủ siết chặt quản lý sản xuất, kinh doanh vàng miếng. SJC hiện có 2 dòng sản phẩm nữ trang là dòng phổ thông, dòng cao cấp SJC Diagold. Cty có 1 xưởng sản xuất nữ trang có công suất sản xuất khoảng 500.000 sản phẩm/năm. Nhưng doanh thu nữ trang không phải là chủ đạo.
81,8 tỷ đồng là tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất của SJC năm 2017, tăng 26% so với năm 2016, nhưng chỉ bằng 1/9 lợi nhuận sau thuế của PNJ.
Nói cách khác, sở hữu lợi thế là thương hiệu vàng miếng quốc gia, song đó lại cũng là 1 “gót Achilles” để người ta sẽ chỉ nhớ đến SJC khi muốn mua vàng miếng, vàng khoen hoặc một số trang sức vàng 9999 phục vụ nhu cầu đảm bảo tài sản, mua sắm cho cưới xin, hồi môn, thừa kế… Ít ai nhớ đến SJC khi muốn chọn một bộ trang sức mang tính thời trang đúng nghĩa. Trong khi đó, sân chơi này không chỉ có PNJ đi trước, bành trướng sớm, Doji cũng đang rắp ranh. Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp khác, như Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý, BTJ..., cũng là rất đáng ngại cho các Cty “ì ạch” như SJC.
Gọi “ì ạch”, bởi nếu dịch chuyển để phục vụ nhu cầu tiêu dùng “có tất cả nhưng không sở hữu gì cả”, với SJC, thương hiệu hay tiềm lực tài chính, hệ thống bán lẻ không phải là vấn đề. Mà vấn đề nằm ở thách thức tư duy thay đổi mình, thoát ra định vị của một SJC vàng miếng - ăn quá sâu vào tâm thức người mua sở hữu vàng; song lại quá già cỗi so với mong muốn tiếp nhận yếu tố trẻ của thế hệ tiêu dùng millenniums tương lai.
Cái khó của doanh nghiệp vàng Kinh doanh vàng là một lĩnh vực đặc thù, chịu khá nhiều quy định và tác động mạnh từ thị trường quốc tế. Bởi vậy, các nhà đầu tư khá quan tâm đến các doanh nghiệp vàng, đặc biệt những doanh nghiệp biết khai thác cơ hội từ sự gia tăng thu nhập của tầng lớp trung lưu. Điển hình như PNJ luôn kín room ngoại, và như trường hợp Mekong Capital sẵn sàng bỏ 7,6 triệu USD để thâu tóm 61% cổ phần BTJ, mở Precita như một thương hiệu “trang sức nhanh”. Theo đánh giá của một chuyên gia từ Cty Chứng khoán Techcombank, thị trường vàng trang sức đang có độ phân mảnh rất cao với các cửa hàng kinh doanh nhỏ chiếm tới 80% thị trường. Ngay cả doanh nghiệp có thị phần lớn nhất ngành như PNJ cũng chỉ chiếm hơn 5% toàn thị trường. Điều này có nghĩa rằng, các doanh nghiệp ngành vàng nói chung đều đang có cơ hội để hàn khít sự phân mảnh này và vượt lên chiếm lĩnh thị phần. Trong những năm qua, ngành vàng đã gặp rất nhiều khó khăn do chính phủ thực hiện chủ trương siết chặt sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh vàng trang sức cũng không mấy thuận lợi khi các doanh nghiệp vẫn chưa được nhập khẩu vàng nguyên liệu, mà phải mua trôi nổi trên thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp nữ trang không chỉ phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước, mà cũng đang chịu sức ép rất lớn từ các sản phẩm nhập ngoại, nhất là khi thuế nhập khẩu nữ trang giảm xuống 0%. Ngoài ra, rủi ro đầu tư của doanh nghiệp vàng cũng là 1 yếu tố đáng quan ngại. SJC cũng đang có khoản đầu tư trị giá 123 tỷ đồng vào VietA Bank… Các lĩnh vực đầu tư ngoài vào ngân hàng theo đánh giá, cũng có thể tác động ngược đến doanh nghiệp đầu tư khi ngành/ngân hàng gặp thông tin tiêu cực. Trường hợp bị “vạ lây” của PNJ khi Dong A Bank gặp khó khăn là 1 ví dụ. |