Năm 2021, trước ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn, TP. Hà Nội đã đề ra 3 mục tiêu chính, 6 nhóm giải pháp gỡ khó, hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm nay, có 19.848 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 10% với số vốn đăng ký 275.152 tỷ đồng (giảm 2%); có 2.566 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể (tăng 26%), 11.034 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 17%);…
Ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mai, Du lịch TP Hà Nội dẫn chứng, nhiệm vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid -19 gặp một số khó khăn do các chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy; giá cả một số nguyên, nhiên, vật liệu - đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và các công trình xây dựng có nhiều biến động; nguồn cung lao động thiếu; khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn...
Theo kết quả khảo sát nhanh đến ngày 27/10 do Cục Thuế TP.Hà Nội thực hiện đối với 28.377 doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, chỉ có 30,4% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng đang hoạt động bình thường, tốt; trên 25% số doanh nghiệp có khó khăn về tiếp cận nguồn vốn; 30% có khó khăn do phát sinh chi phí chống dịch; trên 14% gặp khó khăn do thiếu nguồn lao động trở lại làm việc sau dịch...
Trước những khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, ông Quyền cho biết, Thành phố đã đề ra 03 mục tiêu chính nhằm “gỡ” khó cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Thứ nhất, hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, bảo đảm ổn định kinh tế, cân đối ngân sách;... Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng COVID-19.
Thứ ba, đưa sản xuất, kinh doanh trở lại trạng thái bình thường; Phấn đấu mục tiêu tăng trưởng từ 7,5-8,0%.
Theo đó, thành phố tập trung 06 nhóm giải pháp gồm: Kiểm soát dịch COVID-19, nâng cao năng lực của hệ thống y tế,…; Tiêm vaccine COVID-19, phấn đấu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 và triển khai tiêm vaccine cho trẻ em; Duy trì sự ổn định kinh tế, bảo đảm cân đối ngân sách; điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả;…; đẩy mạnh hoạt động xây dựng; kiểm soát lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất; Phục hồi và phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng tiêu chí thích ứng an toàn với COVID-19 và kế hoạch phục hồi các chuỗi cung ứng, đảm bảo lưu thông hàng hóa và các hoạt động thương mại, dịch vụ, logistics; tăng cường thương mại điện tử; đảm bảo bình ổn thị trường; kích cầu tiêu dùng…
Có thể bạn quan tâm