Hà Nội: Hoá giải bất cập cung - cầu hàng hóa

Diendandoanhnghiep.vn Giao thương, mở rộng thị trường, đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối, khẳng định thương hiệu… là kỳ vọng của 400 DN của 58 tỉnh, thành tham gia kết nối cung - cầu giữa Hà Nội và các tỉnh năm 2019.

Việc quản lý chất lượng sản phẩm cả trong quá trình trồng trọt và quá trình lưu thông, công tác bảo quản, sơ chế sản phẩm còn hạn chế. Còn ít những doanh nghiệp lớn làm đầu mối mua hàng hóa cho bà con nông dân, đơn vị sản xuất…

Việc quản lý chất lượng sản phẩm cả trong quá trình trồng trọt và quá trình lưu thông, công tác bảo quản, sơ chế sản phẩm còn hạn chế. Còn ít những doanh nghiệp lớn làm đầu mối mua hàng hóa cho bà con nông dân, đơn vị sản xuất…

Theo ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, chính những hoạt động kết nối đã dẫn dắt được giá thu mua tại các nhà vườn, giúp người nông dân có thu nhập cao trong các mùa vụ.

Vẫn còn “sạn”

Hiện tại, các sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận cao, sản lượng bán ra tăng từ 20%-30%. Sản phẩm đã được doanh nghiệp, siêu thị, chuỗi thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, người tiêu dùng Thủ đô biết đến, ưu tiên lựa chọn. Theo thống kê, năm 2019 có rất nhiều tỉnh, thành đạt doanh thu kết nối các sản phẩm hàng hóa vào các kênh phân phối trên 1000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ông Toản cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện còn có khó khăn vướng mắc. Đơn cử, tại một số tỉnh, sản xuất các mặt hàng nông sản còn manh mún, nhỏ lẻ. Việc quản lý chất lượng sản phẩm cả trong quá trình trồng trọt và quá trình lưu thông, công tác bảo quản, sơ chế sản phẩm còn hạn chế. Còn ít những doanh nghiệp lớn làm đầu mối mua hàng hóa cho bà con nông dân, đơn vị sản xuất…

Bên cạnh đó, các hộ, hợp tác xã sản xuất hàng hóa, nông sản vẫn theo hướng tập quán truyền thống. Nhiều loại nông sản chưa đáp ứng được các yêu cầu về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, mẫu mã bao bì sản phẩm....

Sự liên kết, kết nối giữa các cơ sở, đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp phân phối chưa làm được thường xuyên. Công tác quảng cáo, hỗ trợ tuyên truyền cho các sản phẩm... của một số địa phương còn hạn chế. Sản xuất chưa theo đúng hướng của cơ chế thị trường, nhiều sản phẩm đang có khả năng dư cung.

“Điều đáng quan ngại, hiện nay, còn ít doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi cửa hàng có trung tâm trung chuyển, kho hàng lớn để tập trung hàng hóa các nhà cung cấp, phát hàng đến các điểm bán lẻ” ông Toản chia sẻ.

Hàng hóa các địa phương chủ yếu là thực phẩm tươi sống từ nhà cung cấp giao tới từng điểm bán lẻ nhà phân phối nên lượng hàng vận chuyển không lớn, đôi khi còn chưa kịp thời do khoảng cách, thời gian vận chuyển, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm được giao.

Việc hỗ trợ nắm bắt nhu cầu về cung - cầu trên thị trường của các doanh nghiệp, các địa phương chưa kịp thời dẫn đến một số sản phẩm hàng hóa sản xuất cung vượt cầu, dư cung lớn ảnh hưởng đến giá cả, khó khăn trong việc tiêu thụ... Việc sản xuất còn chưa tuân thủ theo khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước nên xuất hiện tình trạng dư cung đối với một số sản phẩm, gây khó khăn trong việc kết nối, tiêu thụ.

“Đãi sạn” từ khâu sản xuất đến tiêu thụ

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng đồng tình, hoạt động kết nối cung-cầu thời gian qua vẫn còn tồn tại xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong đó, cung – cầu tại một số kênh phân phối, các chợ truyền thống chưa hấp dẫn các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Một số doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối hiện đại một cách bền vững.

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ nông dân… do chưa xây dựng được thương hiệu, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các nhà phân phối về chất lượng, tính an toàn và sản lượng. Mặt khác, các doanh nghiệp phân phối chưa chủ động tiếp cận với các nguồn hàng ổn định và có chất lượng…

Để khắc phục những bất cập trên, bà Nguyễn Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) hiến kế: Cần có một giải pháp tổng thể từ sản xuất đến tiêu thụ.

Cụ thể, các tỉnh, thành tiếp tục tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch. Sản xuất, cung ứng hàng hóa theo đúng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất. Đặc biệt các hộ nông dân, Hợp tác xã cần xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ…

Cần có một giải pháp tổng thể từ sản xuất đến tiêu thụ. Cụ thể, các tỉnh, thành tiếp tục tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch. Sản xuất, cung ứng hàng hóa theo đúng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất. Đặc biệt các hộ nông dân, Hợp tác xã cần xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ…

Cần có một giải pháp tổng thể từ sản xuất đến tiêu thụ. Cụ thể, các tỉnh, thành tiếp tục tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch. Sản xuất, cung ứng hàng hóa theo đúng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất. Đặc biệt các hộ nông dân, Hợp tác xã cần xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ…

Đồng quan điểm trên, theo các nhà khoa học, cho rằng, các nhà sản xuất nên chú trọng chuẩn  hóa quy trình sản xuất cho các chuỗi để đảm bảo tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo các tiêu chí về hàng rào kỹ thuật theo yêu cầu. Đảm bảo toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra là sản phẩm an toàn, đáp ứng được các quy định về An toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc; nâng cao tỷ lệ sản phẩm truy xuất được nguồn gốc hàng năm.

Bà Mai Anh cũng lưu ý, sản phẩm qua sơ chế cần được đóng gói có bao gói thân thiện với môi trường. Tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn có sự gắn kết chặt chẽ giữa 6 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà khoa học  – nhà doanh nghiệp- ngân hàng – nhà phân phối.

Đồng thời, Sở, ngành các tỉnh, thành phố thường xuyên tiến hành rà soát danh mục sản phẩm nông sản thực phẩm địa phương cần kết nối vào các kênh phân phối của Hà Nội. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc, trưng bày, kết nối trên các sàn giao dịch thương mại điện tử...cho các sản phẩm. Ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử trong quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tươi sống bằng tem điện tử mã QRcode.

“Các tỉnh, thành phố quan tâm, hỗ trợ các đơn vị sản xuất tại địa phương xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản có lợi thế. Các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, các địa phương phải có trách nhiệm bảo vệ, xây dựng các thương hiệu đã được công nhận ngày càng phát triển và được quảng bá sâu rộng tới người tiêu dùng trong cả nước và nước ngoài”, bà Mai Anh nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Hoá giải bất cập cung - cầu hàng hóa tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711631248 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711631248 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10