Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 28-29/12, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất 6 nội dung.
Cụ thể, Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất với 6 kiến nghị đề xuất của thành phố Hà Nội đưa vào Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gồm:
Thứ nhất, định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (Dự kiến thảng 12/2021); Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thủ đô (Dự kiến tháng 12/2021); Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô trong giai đoạn 2011-2020 và ban hành Nghị quyết mới cho giai đoạn mới (Dự kiến tháng 12/2021).
Thứ hai, đề nghị Chính phủ đề xuất đưa vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Việc bố trí số lượng 18 đại biểu HĐND Thành phố chuyên trách để tiếp tục kế thừa, phát huy chất lượng, hiệu quả hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021; là rất cần thiết đảm bảo yêu cầu hoạt động của HĐND Thành phố, đồng thời không làm phát sinh tăng biên chế công chức khối dân cử của Thành phố.
Thứ ba, đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội xem xét: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại điều 89 Luật Đầu tư công “việc quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 02 kỳ kế hoạch đầu tư công liên tiếp phải đảm bảo tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước” do Luật Đầu tư 2019 mới có hiệu lực từ 01/01/2020 trong ghi danh mục dự án đang thực hiện đã có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt từ các năm trước đây.
Thứ tư, về quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, ông Chu Ngọc Anh đề nghị Bộ KH&ĐT hướng dẫn cụ thể, giúp đỡ thành phố Hà Nội trong việc bố trí vốn thực hiện lập nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công (khoản 2 Điều 53); Thẩm định dự toán cho xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch Thành phố; Lựa chọn các đơn vị tư vấn (trong và ngoài nước) lập quy hoạch; Phương pháp, cách thức, tiêu chí tích hợp quy hoạch.
Riêng đối với dự án đầu tư công, người đứng đầu chính quyền đề nghị Bộ KH&ĐT hướng dẫn cụ thể về quy định điều kiện ghi vốn cho công tác lập BCNCTKT (dự án nhóm A) và lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C. Còn đối với dự án đầu tư không sử dụng vốn đầu tư công, ông Chu Ngọc Anh Đề nghị Bộ KH&ĐT: Nghiên cứu trình cấp thẩm quyền ban hành quy định thống nhất thủ tục thẩm định hồ sơ đề xuất dự án theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP về lựa chọn nhà đầu tư; Xem xét phương án nghiên cứu thực hiện công bố rộng rãi và đánh giá lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sau khi đánh giá hồ sơ đề xuất dự án để đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch; Nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền ban hành quy định (hướng dẫn) thực hiện xử lý các hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại (trong trường hợp không phải diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng hợp pháp) trong thời gian Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 chưa có hiệu lực.
Ông Chu Ngọc Anh cũng đề nghị Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp Bộ Công thương ban hành thông tư hướng dẫn việc lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Nghị định số 66/2020/NĐ-CP về phát triển cụm công nghiệp.
Thứ năm, về thực hiện mô hình chính quyền đô thị, ông Chu Ngọc Anh, kiến nghị Bộ Nội vụ sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 97 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội để thực hiện ngay trong năm 2021.
Cuối cùng, người đứng đầu chính quyền Thành phố Hà Nội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, nghiên cứu, tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc về lĩnh vực quy hoạch: Hướng dẫn tháo gỡ mẫu thuẫn giữa các Luật: Quy hoạch, Xây dựng và Nhà ở khi giao chủ đầu tư dự án; Thực hiện Luật Xây dựng (đã sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14): Xem xét bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng; Sớm có hướng dẫn cụ thể lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình lập quy hoạch.
Về công tác lập quy hoạch: Thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô. Cho phép Thành phố tiếp tục triển khai các dự án đầu tư xây dựng các công trình HTKT theo hồ sơ đã phê duyệt trước thời điểm phê duyệt quy hoạch chuyên ngành HTKT; cho phép Thành phố quyết định về hướng tuyến, quy mô cụ thể đối với các công trình HTKT thuộc thẩm quyền quản lý và đầu tư của Thành phố, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của địa phương đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Giao Bộ Xây dựng có hướng dẫn về quy trình, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để Thành phố có cơ sở áp dụng.
Đồng thời, tháo gỡ các khó khăn trong xây dựng và thực hiện thí điểm xây dựng khu nhà ở xã hội tập trung và Đề án cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ, nguy hiểm trên địa bàn Thành phố.
Tạo điều kiện, hỗ trợ cho Thành phố về mặt thời gian khi xem xét thẩm định, trình duyệt, điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội; thẩm định các đồ án quy hoạch phân khu nội đô, sông hồng, sông đuống, các quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh các Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch xử lý chất thải rắn; điều chỉnh cục bộ Quy hoạch thoát nước.
Có thể bạn quan tâm
16:51, 28/12/2020
15:07, 28/12/2020
11:30, 28/12/2020
10:46, 28/12/2020
10:34, 28/12/2020
09:49, 28/12/2020