Hà Nội "sờ gáy" các dự án phân lô bán nền

Diendandoanhnghiep.vn Lãnh đạo TP Hà Nội yêu cầu thanh tra, kiểm tra các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản tại địa phương.

>>> Phân lô bán nền: Nhu cầu thị trường hay bất cập trong quản lý?

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số 3195/UBND-TNMT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn.

nhiều huyện ven trung tâm của TP Hà Nội như Thạch Thất, thị xã Sơn Tây… cho phép chuyển đổi những khu đất trồng cây lâu năm hàng nghìn m2 sang đất ở - Ảnh minh họa

Nhiều huyện ven trung tâm của TP Hà Nội cho phép chuyển đổi những khu đất trồng cây lâu năm hàng nghìn m2 sang đất ở - Ảnh minh họa

Công văn gửi Thanh tra, Sở TNMT, KHĐT, Tài Chính, Tư Pháp, NN&PTNT, các quận, huyện, thị xã… UBND TP. Hà Nội yêu cầu tham gia hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai. Trong đó có việc phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Rà soát, tham mưu UBND ban hành đầy đủ văn bản theo thẩm quyền để thực hiện các quy định của Luật Đất đai.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan hoàn thành việc lập, thẩm định và trình cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021 - 2025) thành phố theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 4707/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 15/8/2022.

Công văn đặc biệt nêu rõ, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối,... để phân lô, bán nền; xây dựng trên đất nông nghiệp trái quy định của pháp luật.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án có sử dụng đất, không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng; các vi phạm trong việc tách thửa, phân lô, bán nền làm phá vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản. 

Theo tìm hiểu của PV, loại hình bất động sản phân lô, bán nền tăng đột biến vào năm 2021, tập trung chủ yếu ở một số địa bàn "có tin" về các đại dự án hạ tầng sẽ được triển khai như: Vành đai 3,5; vành đai 4; các dự án đô thị của các tập đoàn lớn hay việc thúc tiến độ xây dựng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc; việc Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn bị đưa sinh viên lên học tại cơ sở Láng - Hoà Lạc… 

Theo đó, nhiều huyện ven trung tâm của TP Hà Nội như Thạch Thất, thị xã Sơn Tây… cho phép chuyển đổi những khu đất trồng cây lâu năm hàng nghìn m2 sang đất ở, san lấp hồ ao, sông suối. Đáng nói, ngay sau khi chuyển đổi thành công, các khu đất này lại được tách thành những thửa đất diện tích 60 m2 đến 100 m2 và được rao bán tràn lan. 

Tại huyện Thạch Thất, 108 lô Bãi Dài Tiến Xuân (thuộc xã Tiến Xuân) đã được chia lô và được chủ đầu tư bán hết. Theo các môi giới, những lô đất này đã được bán hết từ đầu năm 2021 nhưng hiện tại vẫn chưa có hoạt động xây dựng nhà ở.

Đất nền phân lô được rao bán rầm rộ

Đất nền phân lô tại ven Hà Nội được rao bán rầm rộ

Ông Trương Quang Hồng - Chủ UBND xã Bình Yên (huyện Thạch Thất) xác nhận, trường hợp xin tách thửa và số lượng đất ở tăng mạnh trong thời gian qua. Việc tách thửa, phân lô bán tràn lan như hiện nay khiến chính quyền cơ sở như ông Hồng "đau đầu" trong công tác thu thuế phi nông nghiệp và quản lý dân cư. 

Các chuyên gia cho rằng, việc phân lô, tách thửa đang bị lách luật để tạo ra sản phẩm cho nhà đầu tư nhỏ lẻ đang muốn đầu tư vào đất, chỉ để phục vụ đầu cơ, tích trữ mua bán, không phải đầu tư để sử dụng lâu dài. Thực trạng sẽ tạo ra sốt đất, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho công tác quy hoạch, phát triển kinh tế của địa phương.

>> Lâm Đồng dẹp nạn phân lô tách thửa đất

“Tôi cho rằng, việc gom đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng rồi phân lô, bán nền sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản tại khu vực đó và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hoạt động đầu cơ làm giá đất tăng cao, doanh nghiệp muốn vào đầu tư phải bỏ ra chi phí bồi thường lớn, không đảm bảo lợi nhuận dẫn tới bỏ cuộc, địa phương mất đi cơ hội phát triển kinh tế, tiền “chảy” vào đất nền thực tế không mang lại giá trị sản xuất thặng dư cho xã hội” - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhìn nhận

Từ những bất cập trên, Luật sư Nguyễn Thái Hòa, Văn phòng Luật sư Sông Hương cho rằng, để có giải pháp tối ưu giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh cần nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản thì mới có cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương có thể quản lý và quy hoạch đất đai một cách hợp lý và ổn định. Đặc biệt, tránh tình trạng đầu cơ tràn lan, đảm bảo quyền lợi chính đáng cũng như nhu cầu thực tế của người dân.

Qua những diễn biến từ thực tế, các chuyên gia cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) khi hoàn thành cần có sự phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý phân lô, bán nền để hạn chế tối đa những bất cập thời gian qua.

Cùng với đó, Luật cần quy định rõ ràng các giải pháp, quy định về việc đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp, ngành. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, xây dựng sai phép, lừa đảo, bán dự án “ma”…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội "sờ gáy" các dự án phân lô bán nền tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714054898 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714054898 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10