HAGL "đặt cược" vào thị trường Trung Quốc

NGUYỄN VIỆT 08/08/2020 12:00

Hơn 3 năm qua, HAGL đã thay đổi chiến lược kinh doanh khi tái cấu trúc vườn cây cao su sang cây ăn trái và quyết định lấy thị trường Trung Quốc là điểm tựa để xuất khẩu trái cây của mình.

Quyết định này đã cho những kết quả ban đầu khá tốt, nhưng việc ông Đoàn Nguyên Đức đặt cược hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc liệu có rủi ro cho HAGL?

HAGL phải chuyển lỗ gần 300 tỷ sang kỳ sau.

Hơn 3 năm qua, HAGL đã thay đổi chiến lược kinh doanh khi tái cấu trúc vườn cây cao su sang cây ăn trái và quyết định lấy thị trường Trung Quốc là điểm tựa để xuất khẩu trái cây của mình. 

Theo chia sẻ của HAGL, thị trường Trung Quốc rất ưa chuộng trái cây nhiệt đới như thanh long, bưởi, xoài, mít và chuối. Mỗi năm, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 18 triệu tấn chuối.

Điều này có nghĩa, công suất hiện tại của HAGL có đạt đến mức nào thì vẫn có thể được bán ra thị trường. Thị trường này đã truyền cảm hứng để HAGL tăng sản lượng lên 500.000 tấn mỗi năm vào năm 2020.

Vẫn biết, Trung Quốc là một thị trường có nhu cầu rất lớn, nhưng từ trước đến nay việc nông sản của Việt Nam do quá phụ thuộc nên đã nhiều lần phải trả giá đắt. Do đó, việc HAGL đặt trọng tâm 70% thị trường này khiến giới kinh doanh không khỏi lo ngại.

Theo Chủ tịch HAGL, sản phẩm vào thị trường EU, Nhật, Úc chỉ có loại 1, các loại khác phải bỏ hết. Việc này HAGL phải tính toán hết sức tỉnh táo. “HAGL phải ưu tiên cho thị trường nào ở gần mình, dễ bán, mua nhiều và thường xuyên”, ông Đức nói.

HAGL đã thay đổi chiến lược kinh doanh khi tái cấu trúc vườn cây cao su sang cây ăn trái và quyết định lấy thị trường Trung Quốc là điểm tựa để xuất khẩu trái cây.

HAGL quyết định lấy thị trường Trung Quốc là "điểm tựa" xuất khẩu trái cây.

Vẫn theo ông Đức, đặc điểm của thị trường khổng lồ này là mua với mọi giá. Chất lượng cao thì bán giá cao, chất lượng thấp mua giá thấp. Tuy được đánh giá là thị trường dễ tính nhưng cũng những địa bàn đòi hỏi chất lượng rất cao. Đơn cử, Thượng Hải, Bắc Kinh, Đại Liên… yêu cầu hàng hóa phải đạt chất lượng tương đương Châu Âu.

“Thương nhân Trung Quốc là những tay buôn lão luyện, nếu làm không chuyên nghiệp là lập tức bị ép giá. Do đó, để thành công thì phải đưa được khách vào tầm kiểm soát”, ông Đức chia sẻ.

Vẫn theo ông Đức, Việt Nam có lợi là gần Trung Quốc – một thị trường khổng lồ. Một năm tiêu thụ hàng trăm tỷ USD cho trái cây, trong khi nông sản Việt Nam chỉ là một phần nhỏ trong tổng lượng trái cây Trung Quốc nhập khẩu.

“Như vậy, người tỉnh táo là phải biết tranh thủ thị trường Trung Quốc. Chỉ cần tăng trưởng hàng năm với quốc gia này khoảng 15 – 20% thì nông dân làm không hết việc”, ông Đức đánh giá.

Có thể bạn quan tâm

  • [DOANH NGHIỆP VƯỢT KHỦNG HOẢNG] HAGL đang được Thaco

    [DOANH NGHIỆP VƯỢT KHỦNG HOẢNG] HAGL đang được Thaco "tiếp sức" như thế nào?

    11:25, 24/02/2020

  • Trái cây, bầu Đức và khát vọng

    Trái cây, bầu Đức và khát vọng "hồi sinh" của HAGL

    00:00, 07/11/2019

  • Cú

    Cú "tất tay" của HAGL?

    02:12, 04/10/2019

  • "Dứt tình" bất động sản, HAGL còn lại gì?

    00:35, 02/10/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
HAGL "đặt cược" vào thị trường Trung Quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO