Hải Dương: Chăm lo “tài sản” của doanh nghiệp

MINH HUỆ 24/08/2023 08:22

Công nhân, người lao động được coi là "tài sản" quan trọng của doanh nghiệp. Không có nguồn nhân lực tốt, giỏi tay nghề, thạo việc và khỏe mạnh thì doanh nghiệp khó phát triển.

>>>Hải Dương: Hơn 1 vạn người dân có nhu cầu nhà ở xã hội

Theo tỉnh Hải Dương: Doanh nghiệp càng phát triển thì việc quan tâm đến an sinh xã hội càng phải được để tâm, đặc biệt là vấn đề sức khỏe. Đối tượng cần được bảo đảm về sức khỏe để giúp doanh nghiệp khỏe là tầng lớp người lao động, người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất làm ra của cải vật chất nhất.

Đừng làm vì hình thức

Khám sức khỏe cho người lao động thường xuyên giúp cho người sử dụng lao động đánh giá được mức độ phù hợp về sức khỏe của người lao động với công việc đang thực hiện; qua đó nếu phát hiện được bệnh tiềm tàng phát sinh do tiếp xúc môi trường nghề nghiệp thì kịp thời chữa trị.

Doanh nghiệp càng phát triển thì việc quan tâm đến an sinh xã hội càng phải được để tâm, đặc biệt là vấn đề sức khỏe (Ảnh: Báo Hải Dương)

Doanh nghiệp càng phát triển thì việc quan tâm đến an sinh xã hội càng phải được để tâm, đặc biệt là vấn đề sức khỏe (Ảnh: Báo Hải Dương)

Chị Trần Thị Lan – Công nhân may Tứ Kỳ chia sẻ: Hơn chục năm làm công nhân may, bị thoái hóa cột sống và loạn thị. Hiện chị Lan phải tranh thủ những ngày nghỉ đi điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Bớt đau lưng chị mới có thể ngồi máy may gần 8 tiếng mỗi ngày. Chị Lan cho biết: Thông thường mỗi năm công ty cho công nhân đi khám sức khỏe một lần nhưng mỗi lần khám có lẽ chỉ để cho đủ thủ tục và quy định. Họ khám rất qua loa, đại khái. Chẳng hạn như khi khám mắt, họ chỉ cho nhìn qua dãy chữ và hỏi xem có thường xuyên bị đau hay chảy nước mắt không? Khi khám đến phần tai, mũi, họng cũng khám rất nhanh và hỏi vài câu rồi ghi kết luận vào hồ sơ. Ngay cả khi tôi bị đau cột sống hỏi người khám thì họ lại hướng dẫn ra chụp chiếu ở một phòng khám tư nhân.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động ban hành năm 2015, doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ít nhất một lần/năm. Đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, lao động là người khuyết tật, cao tuổi, chưa thành niên thì phải được khám ít nhất 6 tháng một lần. 

Theo công nhân lao động tại Chí Linh cho biết: Vì khám bệnh mang tính hình thức, đối phó nên phát hiện bệnh nghề nghiệp cho công nhân chưa tốt. “Nhiều công nhân mắc bệnh nghề nghiệp đến nặng mới phát hiện và đi điều trị. Bản thân tôi năm nào cũng đi khám sức khỏe định kỳ do doanh nghiệp tổ chức nhưng không phát hiện được bệnh hen phế quản mà phải đến khi ho nặng, lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra mới biết.

Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT năm 2013 của Bộ Y tế cũng quy định rõ, hằng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; quản lý sổ khám sức khỏe. Nếu người lao động mắc bệnh sẽ được tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng và sắp xếp công việc phù hợp. Trong thời gian khám chữa bệnh, người lao động vẫn được trả lương như những ngày thường. Quy định rất cụ thể nhưng không ít doanh nghiệp vì muốn cắt giảm chi phí mà không mấy quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.

Không những vậy, không ít công nhân chỉ quan tâm đến mức lương, thưởng mà chưa chú ý đến quyền lợi được thăm khám sức khỏe đúng quy định. Nhiều người lại e ngại, sợ phản ánh về chất lượng khám chữa bệnh định kỳ chưa tốt thì sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc. 

Đối tượng cần được bảo đảm về sức khỏe để giúp doanh nghiệp khỏe là tầng lớp người lao động, người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất làm ra của cải vật chất nhất.

Đối tượng cần được bảo đảm về sức khỏe để giúp doanh nghiệp khỏe là tầng lớp người lao động, người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất làm ra của cải vật chất nhất.

Theo Sở Lao đông Thương bình và Xã hội: Qua kiểm tra thực hiện các quy định an toàn, vệ sinh lao động tại một số doanh nghiệp, Sở đã phát hiện không ít doanh nghiệp không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Có những doanh nghiệp tìm cách “né” hoặc tổ chức khám sơ sài để đối phó với các cơ quan chức năng hoặc tổ chức khám ở phòng khám, cơ sở tư nhân nhỏ để giảm bớt chi phí. 

Mới đây do không quan tâm sức khỏe người lao động, Công ty Luyện kim Tân Nguyên bị phạt 150 triệu đồng. Được biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản đã ký quyết định xử phạt Công ty CP Luyện kim Tân Nguyên Hải Dương Việt Nam (có địa chỉ tại khu 2, phường Phú Thứ, thị xã Kinh Môn) 150 triệu đồng. Công ty bị xử phạt do thực hiện không đầy đủ các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Mỗi hành vi trên bị phạt 75 triệu đồng.

Cần thực hiện nghiêm...

Theo Sở Lao đông Thương bình và Xã hội: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động, khuyến khích lối sống, dinh dưỡng lành mạnh tại nơi làm việc… là góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và các địa phương nói riêng. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được quy định rất rõ trong Bộ luật Lao động nhưng thực tế không ít doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất lại bớt xén, không tuân thủ hoặc thực hiện mang tính hình thức, đối phó. Để chăm lo tốt hơn cho đời sống người lao động, ngoài các chế độ, chính sách đãi ngộ thì việc khám sức khỏe cho người lao động chu đáo, đúng quy định cũng cần được thực hiện nghiêm.

Ngày 11.8,p/Công ty CP Luyện kim Tân Nguyên Hải Dương Việt Nam ở khu 2, phường Phú Thứ (Kinh Môn) đã bị phạt 150 triệu đồng do thực hiện không đầy đủ các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Ngày 11.8, Công ty CP Luyện kim Tân Nguyên Hải Dương Việt Nam ở khu 2, phường Phú Thứ (Kinh Môn) đã bị phạt 150 triệu đồng do thực hiện không đầy đủ các chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Công nhân, người lao động được coi là "tài sản" quan trọng của doanh nghiệp. Không có nguồn nhân lực tốt, giỏi tay nghề, thạo việc và khỏe mạnh thì doanh nghiệp khó phát triển. Để chăm lo tốt hơn cho đời sống người lao động, ngoài các chế độ, chính sách đãi ngộ thì việc khám sức khỏe cho người lao động chu đáo, đúng quy định cũng cần được thực hiện nghiêm túc.

Theo đại diện Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam cho biết: Khám sức khỏe định kỳ không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt kịp thời bệnh nghề nghiệp của công nhân, từ đó có giải pháp cải thiện điều kiện làm việc kịp thời, chủ động sắp xếp đưa người lao động đến những bộ phận làm việc phù hợp.

Thời gian qua, không chỉ chú trọng khám sức khỏe định kỳ, Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam còn thường xuyên phối hợp với phòng khám, đơn vị y tế kiểm tra sức khỏe, tư vấn khám sàng lọc một số bệnh như ung thư tuyến giáp, nội soi tiêu hóa cho công nhân. Không chỉ quan tâm đến sức khỏe thể chất, công ty còn chú trọng nâng cao sức khỏe tinh thần...

Theo đại diện Công ty TNHH Hyundai Kefico ở khu công nghiệp Đại An cho biết: Đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, yêu cầu khám sức khỏe định kỳ cho người lao động càng khắt khe và chu đáo hơn. Họ coi đây là tiêu chuẩn để ký các đơn hàng với doanh nghiệp. Các thủ tục giấy tờ, các hoạt động khám chữa bệnh đều được giám sát, kiểm tra rất kỹ lưỡng. Vì vậy buộc các doanh nghiệp phải làm đúng, không thể qua loa, hình thức được.

Theo ông Lê Đức Minh, Trưởng Khoa Bệnh nghề nghiệp (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh): Kiểm tra sát sao, xử phạt nghiêm với những đơn vị thiếu quan tâm đến việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động rất cần thiết. Theo ông Minh, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải nhận thức đầy đủ rằng ngoài mức lương tốt thì công nhân, người lao động cũng cần được chăm sóc sức khỏe chu đáo, có như vậy họ mới thêm gắn bó với doanh nghiệp.

Được biết, hiện nay việc khám sức khoẻ cho người lao động chỉ được quan tâm thực hiện ở một số doanh nghiệp có quy mô lớn, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, chưa quan tâm đúng mức đến công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 

Vẫn còn tình trạng người lao động làm việc trong môi trường, điều kiện vệ sinh và an toàn lao động không đảm bảo, không được nghỉ ngơi hợp lý; chế độ và cường độ lao động căng thẳng quá mức dẫn đến mắc bệnh nghề nghiệp. 

Một bộ phận người lao động chưa hiểu rõ về các yếu tố, tác hại nghề nghiệp trong môi trường làm việc, trong quá trình sản xuất còn chủ quan, thờ ơ trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình, không sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc.

Nhân viên y tế tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại Công ty TNHH Brother trong Khu công nghiệp Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Nhân viên y tế tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại Công ty TNHH Brother trong Khu công nghiệp Phúc Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Ở khu vực làng nghề, làng nghề truyền thống, nhất là các làng nghề cơ khí, chế biến gỗ, mây tre đan có nhiều người lao động làm việc thời gian dài trong môi trường quá nhiều bụi, tiếng ồn, song nhiều người vẫn không sử dụng khẩu trang, đeo kính và găng tay bảo hộ trong quá trình làm việc nên đã mắc các bệnh về phổi, thính giác, ngoài da do hít phải bụi kim loại nặng, hóa chất...

Để giải quyết những tồn tại, thời gian tới, các cơ quan chức năng trong tỉnh Hải Dương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Nguyên nhân làm chậm tiến độ đầu tư công

    Hải Dương: Nguyên nhân làm chậm tiến độ đầu tư công

    00:16, 21/08/2023

  • Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao cho chuyển đổi số

    Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao cho chuyển đổi số

    14:56, 18/08/2023

  • Hải Dương: Khai thác giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch

    Hải Dương: Khai thác giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch

    01:00, 17/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Chăm lo “tài sản” của doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO