Hải Dương: Nhiều đểm nghẽn trong triển khai dự án đầu tư công

MINH HUỆ - TRUNG THÀNH 12/08/2022 00:10

Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư công của tỉnh gặp một số vướng mắc trong quá trình thi công. Nhất là với các gói thầu được ký trọn gói, nên các nhà thầu chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn ngân sách.

>>>Hải Dương: "Kết nối- đầu tư- nhân lực- tốc độ" để hình thành vành đai kinh tế phía Đông

>>>Hải Dương: Cụm công nghiệp Nhân Quyền khi nào có chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật?

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, phát huy hiệu quả đầu tư góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương, việc sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án đầu tư công rất cấp thiết.

Dang dở vì mặt bằng

Tuyến đường kết nối quốc lộ 38 với đường huyện 31 tỉnh Hưng Yên chỉ dài 1,23 km, được khởi công từ năm 2020 nhưng đến nay chưa hoàn thành vì nhiều lần ách tắc mặt bằng. Cụ thể, Dự án xây dựng tuyến đường kết nối quốc lộ 38 với đường huyện 31 tỉnh Hưng Yên, đoạn thuộc huyện Cẩm Giàng đang dang dở vì mặt bằng.

Tuyến đường chỉ dài 1,23 km, có điểm đầu giao với quốc lộ 38 tại km 30+148, điểm cuối là ranh giới giữa xã Lương Điền (Cẩm Giàng) và xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào (Hưng Yên), được khởi công xây dựng từ năm 2020, dự kiến hoàn thành trong năm 2021, nhưng đến nay vẫn đang dừng thi công để chờ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại khu vực nút giao với quốc lộ 38. Trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án này, nhà thầu xây dựng đã nhiều lần phải tạm dừng thi công do không có mặt bằng sạch.

Đến ngày 31.7, tỉnh đã giải ngân gần 2.278 tỷ đồng, đạt 38,1% kế hoạch vốn thanh toán cả năm. Nếu loại trừ vốn tăng thu ngân sách năm 2021 (hơn 281,6 tỷ đồng) và vốn ngân sách Trung ương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mới giao bổ sung, tỷ lệ giải ngân đến ngày 31.7 đạt 40,8% kế hoạch (ảnh minh họa)

Đến ngày 31.7, tỉnh Hải Dương đã giải ngân gần 2.278 tỷ đồng, đạt 38,1% kế hoạch vốn thanh toán cả năm. Nếu loại trừ vốn tăng thu ngân sách năm 2021 (hơn 281,6 tỷ đồng) và vốn ngân sách Trung ương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mới giao bổ sung, tỷ lệ giải ngân đến ngày 31.7 đạt 40,8% kế hoạch (ảnh minh họa)

Theo kế hoạch đã được điều chỉnh, Dự án đầu tư xây dựng đường gom khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền (Cẩm Giàng) sẽ phải hoàn thành trong năm 2022. Tuy nhiên, mục tiêu này khó đạt được do hiện nay dự án cũng đang phải thi công cầm chừng. Dự án được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt đầu tư từ năm 2009, nhưng khó khăn về nguồn vốn nên phải tạm dừng thực hiện từ năm 2012.

Đến tháng 9.2021, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh dự án. Theo đó, tuyến đường gom dài khoảng 2,1 km, rộng 13,5 m thuộc xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) và xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng) có tổng vốn đầu tư hơn 94 tỷ đồng. Để tiếp tục thực hiện công tác GPMB phục vụ thi công dự án, từ tháng 11.2021 chủ đầu tư đã bàn giao hồ sơ, bản đồ thu hồi đất cho địa phương. Hiện nay dự án mới thi công được một phần cầu Mao Điền và đang tạm dừng. Phần đường gom chưa được thi công do địa phương chưa bàn giao mặt bằng.

Được khởi công xây dựng từ tháng 4.2020 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2021 nhưng đến nay đoạn đường dài 2,4 km kết nối đường tỉnh 398B (Hải Dương) với đường tỉnh 345 (Quảng Ninh) vẫn dang dở. Dự án phải tạm dừng thi công từ cuối năm 2020 do vướng mắc trong việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng 3,4 ha đất rừng. Hiện nay còn khoảng 0,6km đường chưa được thi công. 

Tiểu dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Hải Dương sẽ cải tạo và sửa chữa đập, cống lấy nước, đường quản lý hồ, nhà quản lý và lắp đặt thiết bị quan trắc 11 hồ chứa nước tại 5 xã, phường của TP Chí Linh. Dự kiến ban đầu, dự án này sẽ hoàn thành trước ngày 30.6.2022. Tuy nhiên, đến nay dự án này vẫn chưa thể hoàn thành do nhiều vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, trong đó có vướng mắc về GPMB tại 7 hồ thuộc dự án.

Vướng mắc trong GPMB khiến việc thi công các dự án này bị kéo dài, ảnh hưởng tới tiến độ, phải gia hạn thời gian thực hiện. Nguồn vốn đầu tư chậm phát huy hiệu quả…

Theo báo cáo, tổng kế hoạch vốn thanh toán năm 2022 cảu tỉnh Hải Dương là gần 5.979 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nước là gần 5.526 tỷ đồng, vốn nước ngoài là gần 453 tỷ đồng

Theo báo cáo, tổng kế hoạch vốn thanh toán năm 2022 cảu tỉnh Hải Dương là gần 5.979 tỷ đồng, bao gồm vốn trong nước là gần 5.526 tỷ đồng, vốn nước ngoài là gần 453 tỷ đồng

Nhiều cái “khó”… bó dự án

Theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh, quá trình triển khai thực hiện các dự án gặp nhiều khó khăn. Công tác GPMB tại các dự án do ban làm chủ đầu tư đều đang bị chậm so với kế hoạch, đặc biệt có những dự án vướng mắc nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết được. Hiện nay, giá đất trên thị trường tăng cao làm chi phí hỗ trợ bồi thường, GPMB của các dự án đã khó lại càng khó khăn hơn.

Năm 2021 - 2022 cũng là năm đầu thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 nên nhiệm vụ chính trong thực hiện dự án mới là công tác chuẩn bị đầu tư.

Từ khi lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi… có nhiều vướng mắc do chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa đồng bộ nên phải điều chỉnh. Ngoài ra, trong quá trình thi công dự án, giá nguyên vật liệu xây dựng, xăng dầu tăng đột biến dẫn đến khó khăn về nguồn cung…

Thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh giao, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã và đang tổ chức lập đề xuất chủ trương đầu tư 30 dự án.

Trong số các dự án đang lập, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư còn 8 dự án nằm trong vùng chưa có quy hoạch xây dựng được duyệt hoặc quy hoạch xây dựng không còn phù hợp. Điển hình như các dự án tạo điểm nhấn đô thị nằm trong quy hoạch khu hành chính công và quy hoạch khu phức hợp y tế đang xem xét điều chỉnh quy hoạch.

Khu đất dự kiến đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nằm trong quy hoạch vùng huyện Nam Sách đã được phê duyệt nhưng chưa được cập nhật điều chỉnh quy hoạch chung xã Nam Hồng (Nam Sách). Ngoài ra còn có nhiều vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự toán khảo sát, thí nghiệm phục vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư công của tỉnh Hải Dương gặp một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, dẫn đến chậm tiến độ và chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn ngân sách.

Thời gian qua, nhiều dự án đầu tư công của tỉnh Hải Dương gặp một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, dẫn đến chậm tiến độ và chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn ngân sách (ảnh minh họa)

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, dịch COVID-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2022 khiến việc hoàn thiện các thủ tục, lựa chọn nhà thầu và tiến độ đầu tư dự án rất chậm, trực tiếp ảnh hưởng đến giải ngân vốn đầu tư. Nhiều chủ đầu tư trì trệ, chưa tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch đầu tư công.

Một số dự án chuyển tiếp và khởi công mới chậm hoàn thiện thủ tục về đầu tư, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, trình thẩm định, phê duyệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng. Giá cả vật liệu tăng cao gây khó khăn cho nhà thầu xây dựng. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, làm chậm tiến độ thực hiện.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, phấn đấu năm 2022 giải ngân hết 100% kế hoạch vốn đầu tư công được giao, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương, chủ đầu tư phải xác định đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công; tổ chức giao ban định kỳ hằng tháng với các huyện, thành phố, thị xã, Ban Quản lý dự án và chủ đầu tư về tình hình thực hiện các dự án, giải ngân kế hoạch đầu tư công. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Dương: Tăng cường công tác Quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch

    Hải Dương: Tăng cường công tác Quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch

    19:55, 10/08/2022

  • Hải Dương:

    Hải Dương: "Kết nối- đầu tư- nhân lực- tốc độ" để hình thành vành đai kinh tế phía Đông

    17:28, 04/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hải Dương: Nhiều đểm nghẽn trong triển khai dự án đầu tư công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO