Hai kịch bản cho chứng khoán tháng 5

Theo ĐTCK 06/05/2019 11:19

Trong tháng 5/2019, mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp được đánh giá triển vọng, nhưng trước các rủi ro bên ngoài, theo CTCK Yuanta Việt Nam, chứng khoán Việt Nam sẽ duy trì đà giảm với 2 kịch bản.

ừqweg

TTCK tháng 5 có thể sẽ kết thúc đà giảm ở 965 điểm hoặc giảm tiếp xuống 950 điểm

Những yếu tố tác động

Ðà tăng kinh tế toàn cầu vẫn đang có dấu hiệu chậm lại, bên cạnh đó là những rủi ro kinh tế - chính trị tiềm ẩn trong khu vực châu Âu. Ðồng thời, Trung Quốc tăng cường các biện pháp kích thích nền kinh tế.

Nhìn chung, thị trường chứng khoán (TTCK) toàn cầu có thể sẽ khó khăn trong tháng 5 này và chúng tôi đánh giá trung tính cho thị trường cổ phiếu, trong khi thị trường trái phiếu tiếp tục tích cực khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục giữ mức lãi suất hiện tại và Tổng thống Trump gây áp lực hạ lãi suất nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán tuần từ 6-10/5: Tránh mua đuổi

    Chứng khoán tuần từ 6-10/5: Tránh mua đuổi

    05:01, 06/05/2019

  • Bản tin chứng khoán tuần từ 29/4 - 4/5

    Bản tin chứng khoán tuần từ 29/4 - 4/5

    17:42, 03/05/2019

  • Thị trường chứng khoán: Đón một tháng 5 khác biệt

    Thị trường chứng khoán: Đón một tháng 5 khác biệt

    10:43, 02/05/2019

  • Kịch bản chứng khoán hồi phục năm 2013

    Kịch bản chứng khoán hồi phục năm 2013

    11:30, 25/04/2019

Tại Ðông Nam Á, diễn biến TTCK khu vực này cũng không khả quan hơn khi Thái Lan và Indonesia đang bầu lại chính quyền mới. Riêng với Việt Nam, tuy hoạt động xuất khẩu trong tháng 4/2019 giảm 12,6% so với tháng 3/2019, nhưng chúng tôi dự báo sẽ cải thiện trở lại khi nền kinh tế Trung Quốc đang hình thành đáy.

Ðiểm sáng trong tháng qua là chỉ số PMI tiếp tục được cải thiện khi tăng lên 52,5 điểm - mức cao nhất kể từ đầu năm và triển vọng lạc quan hơn khi nhiều doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh. Dù vậy, áp lực lạm phát có thể sẽ gia tăng trở lại trong tháng này do ảnh hưởng từ giá điện và giá xăng dầu. Ngoài ra, tỷ giá tăng nhẹ do USD tăng mạnh trở lại, song tình hình vẫn được kiểm soát do không còn chịu sự căng thẳng của Fed. 

Tháng 5: Hai kịch bản cho VN-Index

Kết thúc tháng 4/2019, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,12% với khối lượng giao dịch giảm gần 34% so với tháng 3/2019, hệ số giá trên lợi nhuận mỗi cổ phiếu (P/E) ở mức 16.5x, thấp hơn mức trung bình trong khu vực là 18.1x.

Ðáng chú ý, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 1.012 tỷ đồng trên cả 3 sàn giao dịch và xu hướng mua ròng giảm dần vào cuối tháng do tỷ giá tăng nhẹ trở lại. Chúng tôi dự báo khối ngoại sẽ tiếp tục mua ròng trong tháng 5 khi MSCI sẽ chính thức nâng hạng Argentina lên nhóm thị trường mới nổi và tỷ trọng Việt Nam cũng sẽ được tăng lên.

Yếu tố tác động tiêu cực lên TTCK Việt Nam chủ yếu là do lo ngại về xu hướng đảo chiều của TTCK thế giới. Theo đó, chúng tôi đưa ra 2 kịch bản cho diễn biến thị trường trong tháng này.

Kịch bản 1: VN-Index kết thúc đà giảm ở mức 965 điểm. Tại kịch bản này, kỳ vọng thị trường sẽ sớm xác lập lại xu hướng tăng ngắn hạn khi VN-Index vượt mức 983 điểm. Chúng tôi đánh giá lạc quan khi kỳ vọng dòng tiền sẽ chảy mạnh trở lại với nhóm cổ phiếu Largecaps và làm giảm áp lực lên chỉ số này. Các trụ đỡ chính vẫn là nhóm cổ phiếu ngân hàng, dầu khí, hàng không, cổ phiếu "họ" Vingroup… Dự báo VN-Index có thể sideways trong vùng 965 - 980 điểm.

Kịch bản 2: VN-Index giảm về mức 950 điểm. Chúng tôi kỳ vọng nhịp sóng điều chỉnh trung hạn có thể kết thúc tại mức điểm này. Sự hồi phục của USD và diễn biến từ chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục khiến thị trường biến động mạnh trong 2 tuần giao dịch đầu tháng, trước khi ổn định trở lại trong 2 tuần cuối tháng. Dự báo VN-Index sẽ biến động trong vùng 950 - 980 điểm.

Trong cả năm nay, chúng tôi vẫn giữ nguyên dự báo mức hợp lý của chỉ số VN-Index là 1.098 điểm, với dự kiến tăng trưởng về lợi nhuận là 18%.

Về chiến lược đầu tư, chúng tôi nghiêng về kịch bản 2 và đánh giá TRUNG TÍNH xu hướng thị trường trong tháng 5/2019. Các nhà đầu tư có thể thực hiện chiến lược “mua khi giảm sâu” với những cổ phiếu có biên an toàn trên 50% (tức là upside so với mức định giá cơ bản là trên 50%). Một số nhóm cổ phiếu cần chú ý:

+ Dầu khí: Dịch vụ dầu khí với sự cải thiện việc làm đáng kể và dự báo lợi nhuận sẽ cải thiện tích cực trong các quý tới.

+ Ngân hàng: Nhóm ngân hàng thương mại có mức định giá thấp và tăng trưởng mạnh. Với khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối là hoạt động tái cơ cầu vốn của Nhà nước.

+ Bất động sản: Dự báo 2 quý cuối năm sẽ là điểm rơi lợi nhuận của nhóm ngành này.

Bài viết do CTCK Yuanta cung cấp, có giá trị tham khảo

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hai kịch bản cho chứng khoán tháng 5
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO