Hai kịch bản thị trường chứng khoán

HỮU BÌNH 14/06/2018 11:05

Trong kịch bản xấu nhất, VN-Index có thể quay lại mốc 1.000 điểm và tích lũy tại đó. Ngược lại, sẽ tăng lên vùng 1.070-1.100 điểm.

Thị trường chứng khoán (TTCK) đã có 2 tuần tăng điểm liên tiếp. Những tưởng thị trường sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận 1.000 điểm, nhưng điều này đã không xảy ra.

p/Diễn biến của VN-Index từ ngày 4-11/6/2018

Diễn biến của VN-Index từ ngày 4-11/6/2018

Lực đỡ từ cổ phiếu ngân hàng

Trong khoảng 3 phiên gần nhất, những tín hiệu chốt lời đã bắt đầu xuất hiện. Thị trường bắt đầu tăng chậm lại, đồng thời thanh khoản có dấu hiệu giảm cho thấy cầu mua đang suy yếu. Không còn là những phiên tăng điểm với trạng thái mạnh mẽ mà thay vào đó thị trường liên tục trồi sụt trong phiên. Có nhiều thời điểm áp lực bán mạnh đã khiến thị trường chìm trong sắc đỏ bất chấp cổ phiếu lớn như GAS, VIC và VHM tăng giá. Chỉ khi nhóm cổ phiếu ngân hàng quay trở lại, thị trường mới duy trì được đà tăng.

Cổ phiếu TCB mới lên sàn chính là đầu tàu kéo dòng tiền chảy vào nhóm ngân hàng. Sau 2 phiên lên sàn, cổ phiếu này giảm mạnh bởi nhà đầu tư (NĐT) chốt lời, nhưng sau đó bất ngờ bứt phá mạnh trở lại. Dù mới gia nhập và có vốn điều lệ nhỏ hơn nhiều so với nhiều ngân hàng nhưng TCB lại là cổ phiếu có mức vốn hóa thuộc top 10 nên sức ảnh hưởng lên thị trường đáng kể.

Việc chốt lời của NĐT là điều bình thường, đặc biệt khi cổ phiếu tiếp cận đến mốc kháng cự. Tuy nhiên, việc chốt lời đối với những cổ phiếu đã tăng tới 20% chỉ sau 2 tuần là điều nên làm.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?

    Thị trường chứng khoán đã tạo đáy ngắn hạn?

    16:15, 07/06/2018

  • Giao dịch chứng khoán phái sinh cao kỷ lục trong tháng 5

    16:30, 05/06/2018

  • Biến động thị trường chứng khoán vừa qua ít có khả năng do làm giá

    05:40, 20/05/2018

  • Vì sao nhà đầu tư Hàn Quốc dòm ngó thị trường chứng khoán Việt?

    06:00, 02/05/2018

  • Cẩn trọng với áp lực giải chấp

    17:10, 31/05/2018

  • Cẩn trọng áp lực chốt lời ngắn hạn

    11:23, 11/05/2018

  • Cẩn trọng với áp lực điều chỉnh

    06:11, 08/05/2018

  • Công ty chứng khoán trước áp lực vốn và margin

    10:10, 16/04/2018

Kỳ vọng mùa báo cáo

Trong tuần này, hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tiếp tục tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường tài chính toàn cầu cũng không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của những sự kiện này khi S&P 500, Dowjones đều giảm khá mạnh sau khi FED tăng lãi suất từ 1,75% lên 2%.

Tuy nhiên, việc FED tăng lãi suất lần này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường giai đoạn này, bởi thị trường đã có phản ứng mạnh mẽ hồi tháng 4- 5 vừa qua, đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt qua mức 3%. Điều này đã khiến dòng tiền đảo chiều rút mạnh khỏi thị trường mới nổi như Indonesia, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ... khi các thị trường này gặp vấn đề lớn cả về TTCK lẫn tỷ giá. Bởi vậy, sự lo ngại đảo chiều dòng vốn có thể sẽ không quá mạnh như trước, nhưng nó sẽ lại là câu chuyện rất nóng cho lần tăng lãi suất tiếp theo.

Mặc dù hội nghị thượng đỉnh G7 có nhiều bất đồng, nhưng dường như giới đầu tư bỏ qua cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và các đồng minh trong G7, bởi nó đã được phản ánh vào thị trường trước đó.

Xét theo các yếu tố cấu thành, trong kịch bản xấu nhất mà thị trường có thể xảy ra thì VN-Index có thể quay lại mốc 1.000 điểm và tích lũy tại đó. Ngược lại, ở trạng thái tích cực hơn, chỉ số này sẽ tăng lên vùng 1.070-1.100 điểm.

Thị trường chuẩn bị vào mùa báo cáo và đó là thông tin tích cực nhất để hỗ trợ thị trường trong trường hợp xấu nhất, nhưng lại là bệ đỡ đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng vọt.

Mặc dù vậy, rủi ro thị trường vẫn còn lớn. Chiến lược lúc này là sử dụng margin ở mức vừa phải, tận dụng các nhịp phục hồi để tái cơ cấu lại danh mục đầu tư vào những cổ phiếu có nền tảng tốt, triển vọng sản xuất kinh doanh tích cực của doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hai kịch bản thị trường chứng khoán
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO