UBND TP Hải Phòng áp dụng những quy định trong nghị quyết 41-NQ/TW, hướng tới tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, bền vững cho doanh nghiệp tại địa phương.
>>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội
Đội ngũ doanh nhân đóng vai trò quan trọng, là lực lượng lòng cốt cần được quan tâm. Trong quán trình hội nhập quốc tế, việc tạo dựng một môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh là chiến lược tầm nhìn thiết thực đặt ra cho các sở, ban, ngành, đảm bảo cho doanh nhân an tâm phát triển đổi mới sáng tạo.
Doanh nhân phát triển…
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chia sẻ tại Hội nghị Quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam: “Cộng đồng doanh nhân là những người tạo ra của cải, vật chất cho xã hội, tạo ra thế và lực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế.”
Hiện nay, theo số liệu thống kê, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp của nước ta phát triển mạnh mẽ, có khoảng hơn 10 triệu doanh nhân, gần 992 nghìn doanh nghiệp, và hơn 5.1 triệu hộ kinh doanh. Tính riêng Hải Phòng, theo ước tính có hơn 27 nghìn doanh nghiệpcó vốn đầu tư trong và ngoài nước đang hoạt động.
Các con số này vẫn đang không ngừng tăng lên nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển TP Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã có những nhìn nhận và đánh giá tích cực về đội ngũ doanh nhân của Việt Nam. Chưa bao giờ đất nước ta có đội ngũ doanh nhân đông đảo, phong phú như hiện nay, nhất là trình độ ngày càng được nâng cao và triển vọng phát triển còn rất lớn trước xu hướng hội nhập quốc tế và tăng cường ngoại giao của đất nước.
Trên địa bàn thành phố, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong và ngoài nước khai thác tối đa các nguồn tài nguyên có sẵn về con người, cảng biển, du lịch,… để tạo ra các giá trị kinh tế xanh bền vững.
Ông Phạm Hồng Điệp - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Shinec (KCN Nam Cầu Kiền) chia sẻ: “Hiện tại, Công ty có đầy đủ cơ sở vật chất đảm bảo phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn bền vững, gắn liền với việc bảo vệ môi trường. Công ty cũng đang triển khai thực hiện các dự án Chứng chỉ cacbon cho cây xanh, Chứng chỉ cacbon cho rác thải công nghiệp, Chứng chỉ cacbon cho nước thải công nghiệp… Từ đó, tạo ra hệ sinh thái cộng sinh giữa các doanh nghiệp đem lại hạnh phúc cho mọi người dân trong và ngoài thành phố.”
Song, các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao, hoạt động năng lực kinh doanh, kỹ năng quản trị vẫn còn nhiều hạn chế. Sự phát triển của đội ngũ doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới, đặc biệt là đạo đức văn hoá kinh doanh, ý thức chấp hành pháp luật, xã hội, tinh thần dân tộc của một bộ phận nhỏ doanh nhân chưa tốt, gây nhiều ảnh hưởng về sự ổn định phát triển kinh tế, uy tín, hình ảnh doanh nghiệp thành phố và cả Việt Nam trên trường quốc tế.
>>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy ngành dệt may phát triển
>>>Nghị quyết 41-NQ/TW: Hoàn thiện chính sách giúp năng lượng tái tạo phát triển
… cần môi trường lành mạnh
Từ những đánh giá, nhìn nhận thẳng thắn của các cấp chính quyền, trong Nghị quyết 41-NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân TP Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung đã nhấn mạnh phải tạo dựng môi trường lành mạnh cho đội ngũ doanh nhân có điều kiện thuận lợi, phát huy tối đa vai trò của mình.
Được biết, hàng năm, UBND TP Hải Phòng phối hợp với các bộ ban ngành đều xây dựng các kế hoạch bồi dưỡng, có các chính sách quan tâm hỗ trợ đến các doanh nhân, đảm bảo lớn mạnh về chất lượng, số lượng, tầm nhìn nhận thức và văn hoá kinh doanh, nhanh chóng hình thành đội ngũ doanh nhân giỏi, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu quốc gia. Hơn nữa, TP Hải Phòng cũng đưa ra các chính sách để thu hút nhân tài về cống hiến cho các ngành kinh tế mũi nhọn đang cần đẩy mạnh phát triển.
Việc thiết lập chặt chẽ, hoàn thiện chính sách, tạo dựng khuôn khổ pháp luật đồng bộ, thống nhất, minh bạch và bình đẳng là điều kiện tiên quyết được đặt ra. Đây cũng là điểm khác biệt so với Nghị quyết số 09 trước đó. Hành lang pháp lý chặt chẽ là điều kiện cho các doanh nhân có thêm động lực tiên phong đổi mới, phát triển bền vững trong tương lai.
Cũng theo ông Nghĩa, việc tăng cường lắng nghe, hỗ trợ và giải đáp các tâm tư, thắc mắc của doanh nhân là đòi hỏi cần thiết để kịp thời đưa ra các biện pháp hỗ trợ, xử lý. Đặc biệt, cần quán triệt về đạo đức văn hoá, không có sự nhũng nhiễu từ các đơn vị, các cơ quan ban ngành gây ảnh hưởng đến các doanh nhân, doanh nghiệp. Ngược lại, các doanh nhân cũng cần phối hợp thực hiện đúng chức trách, phát hiện và báo cáo kịp thời về các trường hợp vi phạm, gây khó khăn cho các doanh nhân trong quá trình kinh doanh.
Không chỉ dừng lại ở đó, cũng cần thúc đẩy liên kết vùng, hình thành các hội đồng doanh nghiệp theo miền thực hiện triển khai xúc tiến thu hút đầu tư xanh. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để có thể học hỏi, cải thiện kỹ thuật chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng kinh tế phù hợp với địa phương.
“Phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, chúng ta hướng đến việc tạo dựng môi trường lành mạnh cho doanh nhân. Chúng ta giàu, chúng ta mạnh, chúng ta hướng đến sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân được phát triển.”, ông Nghĩa cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Nghị quyết 41-NQ/TW: Động lực thúc đẩy tinh thần cải cách
11:30, 18/11/2023
Nghị quyết 41-NQ/TW "kim chỉ nam" để doanh nghiệp phát triển
03:24, 23/10/2023
Nghị quyết 41-NQ/TW: Tạo sức mạnh cộng hưởng
04:00, 21/10/2023
Nghị quyết 41-NQ/TW: VCCI phải có cách suy nghĩ mới
03:14, 20/10/2023
Nghị quyết 41-NQ/TW: Định hướng không hình sự hoá quan hệ kinh tế
05:30, 19/10/2023