“Hãm phanh” cước vận tải biển cách nào?

Trần Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Logistics thành phố Hải Phòng; Phó TGĐ Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An 13/02/2022 03:45

Cước vận tải biển quốc tế tiếp tục neo ở mức cao do tình trạng tắc nghẽn cảng bên Châu Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng, chưa thấy cải thiện.

>>“Hãm phanh” cước vận tải biển: Tìm kiếm cơ chế ưu tiên

LTS: Cần có hiệp hội ngành hàng liên minh, liên kết đủ mạnh để thương thảo với các hãng tàu, đưa ra một mức giá hợp lý cho chủ hàng trong nước.

p/Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đang sở hữu và khai thác 10 tàu container chuyên dùng từ 800-1,800 teus và đã đặt đóng mới 4 tàu 1,800.

Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải An đang sở hữu và khai thác 10 tàu container chuyên dùng từ 800-1,800 teus và đã đặt đóng mới 4 tàu 1,800.

Do gần 100% hàng xuất nhập khẩu Việt Nam được đảm nhận bởi các hãng tàu quốc tế nên việc can thiệp vào là rất khó khả thi. Để tạo thuận lợi cho XNK quốc gia, Chính phủ cần xem xét, chọn lựa và cho cơ chế để các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam và thậm chí là doanh nghiệp mạnh ngoài ngành mạnh dạn đầu tư, xây dựng thương hiệu hãng tàu container quốc gia từ nay đến 2025, để Việt Nam ta có đội tàu tham gia vào các tuyến khu vực, dần tiến tới đi Mỹ, châu Âu. Tôi xin có đề xuất như sau:

Thứ nhất, Chính phủ và Ngân hàng nhà nước cho phép cơ chế đặc thù, lãi suất ưu đãi cho đầu tư mua, đóng mới tàu container. Các hãng tàu nước ngoài hiện chi trả mức lãi suất thấp hơn nhiều so với mức lãi suất của Việt Nam nên họ có cạnh tranh hơn doanh nghiệp tàu Việt Nam ta.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp tàu container Việt Nam đang có nguồn thu ngoại tệ thường xuyên, Ngân hàng Nhà nước xem xét cho các DN này vay USD để mua, đóng mới tàu.

Thứ ba, xem xét miễn giảm thuế nhập khẩu tàu, VAT đến hết 2025 để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tàu container có thêm nguồn lực đầu tư.

>>“Hãm phanh” cước vận tải biển: Kiểm soát niêm yết giá

Thứ tư, cho phép mua tàu trên 15 tuổi nhưng dưới 20 tuổi đối với các tàu trên 40,000DWT/trên 3,000 teus phục vụ các tuyến xa.

Thứ năm, cho phép áp dụng phí cảng, bên lai dắt, xếp dỡ theo biểu phí nội địa với các tàu container treo cờ Việt Nam khi chạy tuyến Việt Nam đi quốc tế. Đối với thuyền viên Việt Nam công tác trên các tàu khai thác bởi doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam khai thác trên các tuyến từ các cảng của Việt Nam đi quốc tế thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tương tự như thuyền viên Việt Nam đang đi làm thuê cho các chủ tàu nước ngoài.

Ngoài ra, HPLA cũng kiến nghị xây dựng, phát triển Trung tâm Logistics xứng tầm, đáp ứng tốt hơn với chi phí thấp hơn cho cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Logistics.

Có thể bạn quan tâm

  • “Hãm phanh” cước vận tải biển: Tìm kiếm cơ chế ưu tiên

    “Hãm phanh” cước vận tải biển: Tìm kiếm cơ chế ưu tiên

    15:30, 12/02/2022

  • “Hãm phanh” cước vận tải biển: Kiểm soát niêm yết giá

    “Hãm phanh” cước vận tải biển: Kiểm soát niêm yết giá

    11:00, 12/02/2022

  • Chính phủ gỡ vướng “điểm nghẽn” giá cước vận tải biển cho doanh nghiệp

    Chính phủ gỡ vướng “điểm nghẽn” giá cước vận tải biển cho doanh nghiệp

    04:17, 13/09/2021

  • Minh bạch thông tin để “gỡ vướng” giá cước vận tải biển

    Minh bạch thông tin để “gỡ vướng” giá cước vận tải biển

    17:49, 08/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Hãm phanh” cước vận tải biển cách nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO