Hãng hàng không JetBlue cũng đi theo con đường siêu ứng dụng

QUÂN BẢO 31/03/2021 04:08

Hãng hàng không JetBlue của Mĩ đang “biến” mình trở thành một siêu ứng dụng du lịch mới khi ra mắt nền tảng đặt phòng nghỉ, khách sạn, có tên Paisly.

Các hành khách của hãng có thể đặt phòng khách sạn, thuê xe hơi và thậm chí mua cả vé vào công viên giải trí thông qua trang web này. JetBlue cũng công bố kế hoạch mở rộng sang lĩnh vực cho thuê phòng ngày nghỉ lễ.

Ngành du lịch đang “rục rịch” trở lại trong trạng thái “bình thường mới” khi những liều vắc xin đang được triển khai trên khắp nước Mỹ. JetBlue vì thế không bỏ qua cơ hội này khi liên tục đầu tư vào sản phẩm mới, sẵn sàng đón đầu các chuyến bay “bùng nổ” trong thời gian tới.

Thị trường đặt phòng du lịch vốn đã “chật ních” với những cái tên như Expedia, Priceline và Kayak. Nhưng JetBlue vẫn cho thấy những điểm khác biệt với khả năng tuỳ chỉnh khi Paisly sử dụng thông tin chuyến bay JetBlue của bạn để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa.

Cái tên Paisly được lấy cảm hứng từ các hoạ tiết hoa paisley (mô phỏng hoa cách điệu được lồng vào nhau), thể hiện rằng đây là dịch vụ mang lại trải nghiệm độc nhất cho mỗi người dùng.

“Hàng không biến thành siêu ứng dụng” là một hướng đi mới nổi để đối phó với tình hình dịch bệnh. Tiêu biểu nhất cho trào lưu này là hãng hàng không AirAsia của Malaysia. Vốn là một hãng hàng không giá rẻ rất thành công, nhưng COVID-19 tới làm các máy bay ‘tê liệt’. AirAsia rất nhanh chóng mở rộng dịch vụ. Họ giờ bán cả tour du lịch, kết hợp các đối tác bán phòng nghỉ khách sạn. Thậm chí làm cả giao đồ ăn (như Grab Food hay Beamin), hay đi làm thêm nghề… truyền thông.

JetBlue với Paisly và Airsia đang cho thấy một giải pháp cho một vấn đề “nhạy cảm” trong hợp tác kinh doanh. Nếu bạn là chủ một nhà hàng, bạn sẽ rất vui nếu khách hàng tìm đến bạn thông qua Grab Food, nhưng bù lại bạn phải trả một khoản hoa hồng.

Tương tự như vậy, các hãng hàng không rất thích ứng dụng du lịch Expedia vì nó giới thiệu được các chuyến bay giá tốt tới khách hàng, nhưng bù lại họ phải trích ra một khoản doanh thu. Bằng nền tảng “cây nhà lá vườn”, tự làm mọi thứ, JetBlue và AirAsia giải được hai bài toán: làm sao để tiết kiệm chi phí và làm sao để giữ chân khách hàng.

Còn gì nữa nhỉ?

Tesla bắt đầu tính phí gấp đôi với các khách hàng mới.

Visa sẽ cho phép sử dụng tiền USD mã hóa (một loại tiền công nghệ giống như Bitcoin nhưng được đồng USD bảo đảm) để thanh toán.

Boston Dynamics ra mắt Stretch, một mẫu robot trong nhà kho có thể vận chuyển, sắp xếp tới 800 hộp một giờ.

Có thể bạn quan tâm

  • Hãng hàng không tiếp tục

    Hãng hàng không tiếp tục "đốt" tiền năm 2021

    04:00, 03/03/2021

  • Hãng hàng không trong nước

    Hãng hàng không trong nước "có cửa" vận chuyển vắc xin COVID-19?

    12:20, 24/02/2021

  • Một năm “sáng tạo” của các hãng hàng không

    Một năm “sáng tạo” của các hãng hàng không

    11:23, 10/02/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hãng hàng không JetBlue cũng đi theo con đường siêu ứng dụng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO