Hàng không gặp bão, doanh nghiệp dịch vụ ngành "vạ lây"

ĐÌNH ĐẠI 20/01/2021 11:16

Tương tự những ông lớn hàng không gặp khó khăn do COVID-19, các doanh nghiệp dịch vụ của ngành này cũng bị thua lỗ kinh doanh hàng chục tỷ đồng..

Có thể nói, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành hàng không, khiến doanh thu năm 2020 của hầu hết các hãng đều bị sụt giảm, lợi nhuận ghi nhận lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt là các hãng hàng không đang phải đối diện với việc mất thanh khoản và thâm hụt dòng tiền.

Năm 2020 là một năm

Năm 2020 là một năm "bão táp" đối với ngành hàng không

Sụt giảm với hầu hết doanh nghiệp dịch vụ

Ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 đến ngành hàng không đã kéo theo các doanh nghiệp dịch vụ phục vụ cho ngành “vạ lây”. Cụ thể, Công ty CP Suất ăn Hàng không Nội Bài (UpCOM: NSC), quý III/2020 lỗ 26 tỷ đồng và đang phải kinh doanh dưới giá vốn. Lũy kế 9 tháng đầu năm, NSC lỗ 43,2 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu dịch vụ bán hàng và suất ăn hàng không vẫn thấp so với đầu năm. Đồ thị: VNDirect.

Giá cổ phiếu dịch vụ bán hàng và suất ăn hàng không vẫn thấp so với đầu năm. Đồ thị: VNDirect

Tính đến 30/9/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp là 544 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng của công ty là hơ 84 tỷ đồng hết quí III, tăng 27% so với đầu năm.

Ban lãnh đạo NSC lý giải, đại dịch COVID-19 khiến một số hãng bay quốc tế dừng bay và các hãng nội địa giảm mạnh số chuyến bay, từ đó kéo giảm sản lượng suất ăn của công ty.

Tương tự, Công ty CP Dịch vụ hàng không Taseco (HoSE: AST) vừa có thêm khoản lỗ hơn 30 tỷ đồng trong quý III/2020. Sau 9 tháng, doanh thu công ty giảm 65% về 297 tỷ và lỗ gần 29 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn có lãi 154 tỷ đồng.

Dự kiến, kết quả kinh doanh quý 4/2020 của AST chỉ ước đạt khoảng 68 tỷ doanh thu, lỗ khoảng 25,4 tỷ đồng và cả năm 2020 ước đạt 365 tỷ doanh thu (bằng 63,4% so với kế hoạch) và lỗ khoảng 54 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo AST cho biết, việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh khiến các điểm kinh doanh trên toàn hệ thống đã bị ảnh hưởng trực tiếp, phải đóng cửa và dừng hoạt động. Tính đến 23/10, công ty thông báo chỉ có hơn 40% số điểm kinh doanh hoạt động trở lại.

Một đơn vị bán hàng miễn thuế khác là Công ty CP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (HNX: CIA) lỗ liên tiếp 3 quý đầu năm, tổng lỗ sau 9 tháng là gần 26 tỷ đồng. CIA hoạt động chủ yếu tại sân bay Cam Ranh với nguồn thu chính từ phục vụ mặt đất và dịch vụ bán hàng.

Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (UpCOM: SAS) cũng chật vật khi doanh thu quý III/2020 giảm đến 85% so với cùng kỳ còn 106 tỷ đồng. Phần lớn do doanh thu từ cửa hàng miễn thuế giảm hơn 90% chỉ còn 19 tỷ đồng, đóng góp tỷ trọng nhỏ nhất trong hoạt động của đơn vị. Dù vậy, đơn vị vẫn có lãi 94 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với 9 tháng năm 2019.

Sasco chủ yếu kinh doanh các cửa hàng miễn thuế, phòng khách thương gia, cung cấp suất ăn hàng không cho Bamboo Airways… Trong đó, kinh doanh hàng miễn thuế chiếm khoản một nửa doanh thu trong các năm trước của SAS.

Vẫn còn khó khăn ở 2021

Chứng khoán Mirae nhận định, năm 2021 vẫn sẽ là một năm khó khăn của ngành hàng không, do không còn dư địa hồi phục cho đến khi các tuyến bay quốc tế được mở lại. Giá vé thấp giúp đẩy nhu cầu di chuyển bằng máy bay các tuyến nội địa lên mức cao hơn mức trước dịch. Tuy nhiên, khi giá vé máy bay đã ở mức thấp, khả năng tăng chuyến các tuyến nội địa cũng có giới hạn do không còn nhiều dư địa để giảm giá vé.

Nếu các hãng hàng không tiếp tục giảm giá vé thì hoạt động khai thác cũng không đem lại dòng tiền dương. Trước một thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt, cho đến khi các tuyến quốc tế được mở lại, Mirae cho rằng tình hình kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam sẽ khó có thêm sự cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn có những nhận định bật tín hiệu lạc quan với ngành hàng không và đi cùng là dịch vụ hàng không ở năm 2021. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ "phổ cập" vaccine trị virus ở các quốc gia và giảm lockdown, các vùng trời mở cửa thông thương đi lại, thì ngành hàng không cùng dịch thì sẽ có biên độ rộng hơn để hồi phục.

Dù vậy, sự phục hồi kinh tế toàn cầu theo dự báo của các định chế tài chính, vẫn sẽ chậm và kéo theo nhu cầu đi lại, chi tiêu, sử dụng dịch vụ của các công ty phục vụ bán hàng mặt đất tại cảng... cũng không hoàn toàn mạnh mẽ ngay như trước dịch. Kỳ vọng tăng trưởng mạnh của kinh tế Việt Nam 2021, với nhu cầu đi lại nội địa còn được duy trì tốt, theo đó, cũng chỉ có thể bù đắp một phần cho sụt giảm này. 

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021

    Ngành hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021

    04:00, 19/01/2021

  • Ngành hàng không tiếp tục ảm đạm vì COVID

    Ngành hàng không tiếp tục ảm đạm vì COVID

    23:31, 18/01/2021

  • Đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế

    Đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế

    12:13, 05/01/2021

  • Chính thức khởi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1!

    Chính thức khởi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1!

    10:59, 05/01/2021

  • Hải Phòng: Gần 500 tỷ đồng mở rộng sân đỗ máy bay Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi

    Hải Phòng: Gần 500 tỷ đồng mở rộng sân đỗ máy bay Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi

    06:27, 30/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hàng không gặp bão, doanh nghiệp dịch vụ ngành "vạ lây"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO