Hàng loạt dự án trọng điểm của ngành giao thông… “chậm tiến độ”

Diendandoanhnghiep.vn Theo thống kê, ngành giao thông hiện có 48 công trình, dự án trọng điểm; trong đó có các "siêu dự án", tuy nhiên, báo cáo mới nhất của đơn vị này cho thấy, 24/48 công trình đang “chậm tiến độ”,...

Việc các dự án trọng điểm của Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) chậm tiến độ, đội vốn, thậm chí giậm chân tại chỗ,… nhiều năm trở lại đây, không còn xa lạ với dư luận, thế nhưng, khi nguyên nhân của các hiện trạng trên được chỉ ra, thì dường như Bộ này và các cấp chính quyền vẫn chưa tìm ra được giải pháp.

Trong đó, 6 dự án đang thi công rơi vào tình trạng chậm tiến độ được dư luận liên tục “chỉ mặt, điểm tên” gồm: cao tốc Bến Lức - Long Thành và 5 dự án đường sắt đô thị: dự án đường sắt đô thị tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương; tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi.

Hàng loạt những dự án trọng điểm của ngành giao thông rơi vào tình trạng chậm tiến độ

Hàng loạt những dự án trọng điểm của ngành giao thông rơi vào tình trạng chậm tiến độ

Cụ thể, dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,8km, có tổng mức đầu tư hơn 31.300 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA, do Tổng công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Dù được khởi công từ giữa năm 2014 và kế hoạch hoàn thành năm 2020 nhưng tính đến cuối tháng 5/2020, tiến độ dự án mới đạt khoảng 78,19% (chậm 17,20%).

Hay đối với dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi, sau nhiều năm vẫn chỉ nằm trên giấy, Bộ GTVT cho biết, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ sớm cho chủ trương triển khai dự án giai đoạn I và thực hiện điều chỉnh giai đoạn IIA.

Trong khi đó, 2 tuyến đường sắt đô thị (Metro) của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang gặp “nút thắt” về vốn khiến các dự án chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra, như:

Tuyến số 1, Bến Thành - Suối Tiên theo kế hoạch phải hoàn thành trong quý IV/2021 nhưng riêng phần quan trọng nhất là giải ngân vốn thì từ đầu năm 2020 đến nay chỉ vỏn vẹn đạt 4%, tương ứng với khoản tiền 525,3 tỷ đồng (đã bao gồm giải ngân từ nguồn tạm ứng ngân sách).

Tính từ đầu dự án đến nay, tỷ lệ thực hiện mới đạt 57,7% với con số 18.323,2 tỷ đồng. Về khối lượng thi công, tổng khối lượng thực hiện của dự án đạt 72,3%. Dù vậy, khó khăn, vướng mắc của dự án là việc chủ trương vay lại nguồn vốn của Chính phủ vẫn chưa được Thủ tướng thông qua. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chưa triển khai ký kết hợp đồng cho vay lại vốn ODA đối với các hiệp định vay đã ký.

Tuyến số 2, Bến Thành - Tham Lương cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, dù dự án này có thời hạn hoàn thành tới năm 2026, tuy nhiên, tiến độ giải ngân cũng đang khiến các cơ quan chức năng sốt ruột. Từ đầu dự án đến nay, giá trị giải ngân theo kế hoạch đạt 54,1%, nhưng năm nay, dự án chưa giải ngân được đồng nào trên kế hoạch 632 tỷ đồng.

Mặc dù nguyên nhân, bất cập của các dự án ngành giao thông đã được chỉ ra nhưng dường như đơn vị này và các cấp chính quyền vẫn chưa tìm ra được giải pháp

Mặc dù nguyên nhân, bất cập của các dự án ngành giao thông đã được chỉ ra nhưng dường như đơn vị này và các cấp chính quyền vẫn chưa tìm ra được giải pháp

Trong khi đó, đại dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông (nhất là 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP) chưa thể xác định được ngày về đích trên giấy tờ. Lý do là các dự án đang được Chính phủ kiến nghị chuyển sang đầu tư công và tiến độ phụ thuộc vào thời điểm Quốc hội có nghị quyết chuyển đổi hình thức sang đầu tư công.

Theo Bộ GTVT, trường hợp được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này thì dự kiến Bộ sẽ phát hành hồ sơ mời thầu trong tháng 6/2020 và phấn đấu hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư vào tháng 11/2020.

Tuy nhiên, hiện nay, khâu giải phóng mặt bằng cũng đang có nhiều nút thắt. Do khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn nên việc di dời còn chậm, không đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng trong quý II/2020.

Bên cạnh đó, ngoài những hiện trạng đã nêu thì việc bàn giao mặt bằng mới dự án tại nhiều địa phương còn thấp như: tỉnh Thanh Hóa với các dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu mới đạt 65,4% kế hoạch; tỉnh Đồng Nai với các dự án Phan Thiết - Dầu Giây mới đạt 58,3% kế hoạch; thậm chí, tỉnh Khánh Hòa với dự án Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo mới giải phóng được 16km, chỉ đạt 29,6% kế hoạch.

Ngoài ra, “siêu dự án” Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ GTVT cho hay: dự kiến trong tháng 6/2020, Hội đồng thẩm định nhà nước sẽ trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt dự án đầu tư. Như vậy, tiến độ thẩm định và trình duyệt dự án đến lúc này đã chậm hơn 3 tháng so với yêu cầu của Chính phủ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hàng loạt dự án trọng điểm của ngành giao thông… “chậm tiến độ” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713909823 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713909823 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10