Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ban hành lệnh trừng phạt Iran, và dự án “Hành lang giao thông quốc tế Bắc - Nam” (INSTC) được cho là lối thoát cho Iran trước lệnh trừng phạt này của Mỹ.
INSTC là chiến lược liên minh giữa Nga, Ấn Độ và Iran trong lĩnh vực thương mại, đáng nói dự án này không có Mỹ và Trung Quốc.
INSTC có vai trò như thế nào?
Dự án INSTC sắp được khởi động, sẽ trở thành đối trọng với sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc, được kỳ vọng tạo lối thoát cho Iran trước lệnh trừng phạt vừa qua của Mỹ.
Mặc dù không được biết đến nhiều như sáng kiến BRI, song INSTC có tác động không nhỏ khi chính thức vận hành. Đây là tuyến giao thông liên hợp cả đường sắt, đường thủy có chiều dài 7.200 km nối từ Ấn Độ qua Iran đến Nga, vào châu Âu.
Đặc biệt, INSTC đủ khả năng thay thế tuyến đường biển huyết mạch qua kênh đào Suez, tiết kiệm 40% chi phí, rút ngắn thời gian sớm hơn 20 ngày, lưu lượng khoảng 30 triệu tấn hàng hóa qua tuyến đường này mỗi năm.
Ngoài kinh tế, INSTC có thể tạo ra liên minh Nga - Ấn Độ - Iran, chống lại ảnh hưởng của Washington lẫn Bắc Kinh, biến Tây Á thành một trận địa mới.
Gia tăng mâu thuẫn giữa các siêu cường
Kênh đào Suez đã làm thay đổi vận tải biển quốc tế, tạo ra lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu- châu Mỹ đến những cảng phía nam châu Âu, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương, nối liền Đông và Tây bán cầu.
Với BRI, Trung Quốc có tham vọng lớn khi đổ hàng trăm tỷ USD xây dựng cơ sở hạ tầng ở 68 quốc gia nhằm nối liền nước này với châu Âu, trong khi đó INSTC vắt ngang sáng kiến BRI, tạo ra trục mới nối liền Ấn Độ với Nga đi qua nhiều quốc gia Tây Á.
Nỗi sợ hãi với sáng kiến BRI có thể khiến nhiều quốc gia sẽ chuyển hướng đến INSTC- thông thương với châu Âu qua Nga, đồng thời có thể "liên hoàn" với Trung Quốc qua Ấn Độ.
Có thể bạn quan tâm
14:28, 22/06/2018
04:22, 10/10/2018
16:01, 23/08/2018
11:06, 04/05/2018
INSTC là nước cờ cao tay của Moscow, vừa đối phó với Trung Quốc vừa tập hợp thành liên minh chống lại Mỹ. Đặc biệt Iran là mắt xích quan trọng trong dự án này, đây là cơ hội để quốc gia Tây Á rộng đường thoát ra khỏi sự ảnh hưởng của Washington.
Hoa Kỳ có thể phải đứng nhìn liên minh Nga - Ấn - Iran hơp tác cùng lớn mạnh, bởi vì với INSTC, Washington có quá ít lý do để can thiệp, đây là dự án không liên quan trực tiếp đến Mỹ - ít nhất về mặt địa lý, bên cạnh đó thương mại quốc tế của Mỹ đang hưởng lợi từ kênh đào Suez.
Với hai nền kinh tế lớn như Ấn Độ và Nga, nếu giảm được chi phí logistics qua INSTC sẽ tăng khả năng cạnh tranh với hàng Mỹ ở thị trường châu Âu, châu Á, thậm chí ngay cả thị trường Mỹ.
Ở một diễn biến mới nhất, Tổng thống Trump vừa ban hành lệnh cấm vận Iran sau khi rút khỏi cam kết hạt nhân với nước này cách đây chưa lâu. Lệnh trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu mỏ, ngân hàng và vận tải biển - các lĩnh vực chủ chốt của Iran.
Điều đáng nói là lệnh trừng phạt này được ban hành ngay sau khi có thông tin các nước Ấn Độ, Iran, Nga dự kiến thảo luận tái khởi động dự án INSTC.
Nhiều khả năng, để kìm hãm INSTC, Hoa Kỳ tiếp tục gây sức ép gián tiếp lên các nước thành viên của dự án này. Vì vậy, không lấy gì đảm bảo tương lai quan hệ Mỹ - Nga ấm áp trở lại, cũng như vậy, Iran và Mỹ sẽ còn căng thẳng.
Nhưng cũng có thể Washington tương kế tựu kế “tọa sơn quan hổ đấu” để Nga - Trung đối đầu nhau, trong khi vẫn cứng rắn với Iran (!?)