Hành trình thành danh của TS Vũ Duy Thức ở thung lũng Silicon

Diendandoanhnghiep.vn Ts.Vũ Duy Thức là CEO nổi tiếng với giới startup tại Việt Nam. Anh là tiến sĩ Công nghệ thông tin và người Việt trẻ nhất tại đại học danh tiếng Stanford (Mỹ).

Ts. Vũ Duy Thức là một trong những người khai sinh robot gia đình và là người Việt Nam được Silicon Valley Business Journal - Tạp chí kinh doanh ở thung lũng Silicon (Mỹ), vinh danh là một trong 40 gương mặt nổi ở thung lũng Silicon.

TS Vũ Duy Thức, xuất thân là học sinh chuyên khối Tin học ở Trường THPT Năng Khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM), anh từng đoạt nhiều giải nhất cấp quốc gia về tin học ở các cuộc thi tại Việt Nam và Mỹ. Ts.Vũ Duy Thức cũng có nhiều công trình nghiên cứu được công bố tại các hội nghị và tạp chí khoa học quốc tế.

Năm 28 tuổi và là Tốt nghiệp cử nhân với điểm tuyệt đối 4/4 (hạng ưu) tại đại học danh tiếng về công nghệ tin học - Carnegie Mellon, Vũ Duy Thức cũng đồng thời đoạt giải thưởng “Sinh viên ưu tú nhất” của Hiệp hội Nghiên cứu Tin học Mỹ (CRA), được cấp học bổng toàn phần bậc tiến sĩ tại 7 trường đại học hàng đầu của Mỹ. Năm 2010, Vũ Duy Thức lấy bằng tiến sĩ công nghệ thông tin, chuyên ngành trí tuệ nhân tạo (AI) tại Đại học Stanford (Mỹ), khi đó anh là người Việt trẻ nhất từng nhận bằng tiến sĩ.

Ts.Vũ Duy Thức, chia sẻ về đam mê với robotics rằng, từ khi còn học đại học anh đã rất thích robot và từng viết phần mềm cho robot Aibo của Sony. Lĩnh vực robot trước giờ phát triển rất mạnh trong ngành công nghiệp và quân sự, nhưng ở trong địa hạt dân dụng chưa nhiều. Hiện tại, OhmniLabs đang phát triển hệ thống thư viện mở cho cả phần mềm lẫn phần cứng, để cộng đồng có thể dựa vào đó nghiên cứu và chế tạo robot một cách nhanh chóng với giá thành thấp nhất, cũng như xây dựng hệ thống dịch vụ cho việc chế tạo robot.

Mặc dù robot đã xuất hiện từ nhiều năm, nhưng hầu hết vẫn chỉ được thiết kế phục vụ sản xuất công nghiệp, trong khi robot gia đình mới chỉ phổ biến 2 loại dùng làm hút bụi và đồ chơi. Ý tưởng về một robot giúp việc, với khởi đầu giúp con người giao tiếp, tương tác từ xa thực sự chưa có mấy người nghĩ tới. Là chuyên gia trong lĩnh vực AI và thuật toán, niềm đam mê của Ts.Vũ Duy Thức là robot, muốn biến những thiết bị, dữ liệu khô khan thành công cụ phục vụ đời sống con người. Mong muốn đó được thực hiện chỉ hơn một năm sau khi thành lập Công ty OhmniLabs (2015), với sự ra đời của phiên bản robot Ohmni thử nghiệm - một robot trong nhà cho phép người dùng kết nối với người thân qua video chat. Ohmni mang đến cho người dùng trải nghiệm tự nhiên như thể được tương tác, trò chuyện trực tiếp với người thân ở phương xa, trút bỏ những bất tiện của việc sử dụng máy tính/tablet thông thường khi nghe gọi.

Thông qua Ohmni, những cuộc gọi video được thực hiện và kết nối tự động có thể thu, phát hình trực tiếp. Robot cũng có thể tự động đi theo cùng con người để xem phim, đi dạo giống như một người bạn.

Với tham vọng tạo nên bước đột phá về robot bằng cách tạo ra một nền tảng mở để giảm chi phí đầu tư và thời gian nghiên cứu, TS. Vũ Duy Thức cùng đồng nghiệp xây dựng hệ thống mở Kambria (open platform) dựa trên công nghệ blockchain. Từ nền tảng có sẵn, bất cứ kỹ sư lập trình nào cũng có thể đóng góp và phát triển thêm để có những con robot giá rẻ do không phải nghiên cứu từ đầu.

Theo TS. Vũ Duy Thức chia sẻ, chúng tôi sản xuất robot với niềm tin robot sẽ giúp đỡ con người biến những điều không thể thành có thể và mang đến nhiều giá trị trong cuộc sống cho người sử dụng. Robot trực tuyến Ohmni của chúng tôi đã từng giúp một người con ở xa kịp thời cứu mẹ mình dù anh không hề ở ngay cạnh bà ấy.

Trong đại dịch COVID-19, niềm tin của chúng tôi được củng cố qua việc Ohmni đã được đưa vào sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau để giúp mọi người khắc phục những khó khăn, hậu quả từ COVID-19. Ví dụ như robot của chúng tôi đã có mặt tại nhiều bệnh viện để kết nối các bệnh nhân bị nhiễm bệnh với người thân cũng như là y tá, bác sĩ để giảm nguy cơ lây nhiễm. Trong đó có Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tại Việt Nam. Ngoài ra robot của chúng tôi còn giúp các nhân viên công sở đi họp từ xa hoặc giám sát nhà máy sản xuất, giúp tư vấn sửa chữa từ xa.

Ts. Vũ Duy Thức cho rằng, thị trường startup tại Hoa Kỳ và Việt Nam những năm gần đây có những tiến bộ vượt bậc ở mảng software startups (ứng dụng mềm) với nhiều xu hướng như phát triển trí tuệ nhân tạo hay thực tế ảo. Tuy nhiên để ứng dụng được những phát triển công nghệ đó đối với một startups chuyên về hardware (phần cứng) và robotics đòi hỏi đội ngũ nhà sáng lập và team phải có kiến thức sâu rộng về nhiều mảng khác như Kỹ thuật điện (Electrical engineering), Kỹ thuật cơ khí (Mechanical engineering) và Thiết kế công nghiệp (Industrial Design).

Mong muốn bước ra thế giới của các startup Việt hiện nay được Ts. Vũ Duy Thức đánh giá cao. Tuy nhiên, theo anh, trước đó, startup nên tìm cố vấn hoặc nhà đầu tư tầm cỡ thế giới, quen thuộc với những thị trường muốn thâm nhập để học hỏi. "Họ sẽ giúp bạn có những bước đi phù hợp hơn, kết nối bạn với thị trường mới, đối tác chiến lược hoặc nguồn vốn, nhân lực quan trọng", nhà sáng lập tại thung lũng Silicon đưa ra lời khuyên. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hành trình thành danh của TS Vũ Duy Thức ở thung lũng Silicon tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714090267 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714090267 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10