Từ khởi nghiệp với mì gói, CEO Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan trở thành tỷ phú với khối tài sản được định giá ở mức 1,2 tỷ USD.
CEO Nguyễn Đăng Quang sinh ngày 23/08/1963 tại mảnh đất miền Trung nghèo. Nhờ vào thành tích học tập xuất sắc, ông Quang đã có cơ hội ra nước ngoài du học và theo đuổi con đường học vấn. Ông tốt nghiệp học vị Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại đại học Kinh tế Nga Plekhanov. Bên cạnh đó, ông còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ vật lý hạt nhân tại Đại học Vật lý ứng dụng - Viện Hàn lâm khoa học Belarus. Theo tạp chí Forbes, ông Quang khởi nghiệp từ việc bán mỳ gói cho người Việt sinh sống tại khu vực các nước Đông Âu. Dần dà, quá trình kinh doanh ngày càng khởi sắc và phát triển mạnh mẽ đã giúp ông có một số vốn để về nước thành lập Tập đoàn Masan.
Quá trình khởi nghiệp từ việc buôn bán mỳ gói cho những người dân Việt tại Nga được ông bắt đầu thực hiện từ những năm 1990. Sau một thời gian bán lẻ mỳ gói, ông Quang đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất Masan với công suất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng. Khi việc sản xuất mỳ trở nên ổn định, ông quyết định mở rộng đầu tư sang mặt hàng đậu nành, cá và tương ớt và đã gặt hái được nhiều thành công.
CEO Nguyễn Đăng Quang đã từng chia sẻ rằng ban đầu không có ý định lựa chọn mỳ gói để khởi nghiệp. Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế đất nước lúc đó đã khiến ông lựa chọn mỳ gói. Theo ông vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì việc quan trọng nhất chính là “no bụng”, vậy nên cách nhanh nhất mà họ có được là một gói mỳ.
Trong lịch sử phát triển của Masan, mì ăn liền có thể xem là anh cả. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm.
Việc quyết định đưa Masan Food về Việt Nam được cho là một quyết định đầy “táo bạo” của ông Quang vào năm 2001. Bên cạnh việc đưa Masan về quê nhà, cũng trong năm đó ông Quang đã cho ra mắt sản phẩm nước tương Chin-su. Chỉ trong vòng 1 năm các sản phẩm mang thương hiệu Masan đều đã có mặt trên thị trường Việt Nam.
Tháng 11/2004, Công ty cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với số vốn điều lệ là 3.200.000.000 đồng. Vào tháng 7 năm 2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần tập đoàn Masan.
Công ty CP Tập đoàn Masan được chính thức đổi tên thành Công ty CP Masan (Masan Group) vào tháng 8/2009. Thời điểm này cũng đánh dấu một dấu mốc mới của Masan Group khi chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này chính là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản cho 2 doanh nghiệp chính là Công ty CP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank.
Để người dân cả nước biết đến các sản phẩm mới của Masan rộng rãi hơn vị tỷ phú này không ngại chi mạnh tay vào việc quảng cáo. Điển hình năm 2018 ông đã chi tới 9 tỷ đồng cho 10 quảng cáo, mỗi quảng cáo có thời gian kéo dài 30 giây trong trận Chung kết AFF Cup 2018. Những quảng cáo ấy là để quảng bá cho loại sản phẩm mỹ, tương ớt và xúc xích mới của thương hiệu Masan.
Theo cập nhật vào đầu tháng 3 năm 2021, doanh thu bán lẻ của VinCommerce (doanh nghiệp sở hữu VinMart, Vin Mart+) tăng 40% so với cùng kỳ lên hơn 8,7 ngàn tỷ đồng. Đây là quỹ đầu tiên Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tiếp quản hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam, vốn được tỷ phú Phạm Nhật Vượng gầy dựng trong 5 năm trước. Với mức giá cổ phiếu hiện tại, Masan có vốn hóa thị trường đạt gần 74,7 ngàn tỷ đồng (tương đương 3,2 tỷ USD). Cú tăng giá ấn tượng của cổ phiếu Masan đã giúp ông Nguyễn Đăng Quang trở lại danh sách tỷ phú USD của Forbes, bên cạnh các tỷ phú USD khác như: Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Phương Thảo, Trần Bá Dương và ông Hồ Hùng Anh.
Có thể bạn quan tâm