Nextiva là startup giúp kết nối hệ thống điện thoại với các ứng dụng kinh doanh, AI và tự động hóa trên một nền tảng duy nhất – để điều hành doanh nghiệp.
Đồng sáng lập và CEO của Nextiva – Tomas Gorny rời Ba lan tới Carlifornia năm 1996 khi mới 20 tuổi. Gorny lập một công ty cung cấp dịch vụ web hosting năm 2001 sau một thời gian làm việc tại các công ty công nghệ trong giai đoạn bong bóng dot-com. Năm 2007, Gorny bán lại công ty cho Endurance International. Endurance sau đó hợp nhất hai công ty và bán lại với giá 1 triệu USD.
Tomas đã sớm nhận ra rằng việc truyền thông cho các doanh nghiệp đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Có nhiều cách để kết nối với khách hàng hơn bao giờ hết, nhưng các công ty đang thiếu dấu ấn. Ông nói: “Chúng ta đang sống trong thời đại của khách hàng. Khách hàng kỳ vọng cao hơn và mặc dù các doanh nghiệp đang lắng nghe nhiều hơn từ khách hàng nhưng họ đang hiểu ít hơn. ”
Các doanh nghiệp ngày nay đang thất bại vì có quá nhiều cách để kết nối với khách hàng, khiến các công ty hoàn toàn bị ngắt kết nối với hành trình của khách hàng. Giao tiếp phức tạp hơn nhưng không rõ ràng, dẫn đến tình trạng khách hàng bỏ đi ngày càng nhiều và tỷ lệ giữ chân nhân viên kém – hai vấn đề tốn kém cần khắc phục.
Việc truyền thông của một tổ chức có tác động đáng kể đến kết quả kinh doanh của tổ chức đó, tuy nhiên, giao tiếp là vấn đề phổ biến nhất trong kinh doanh. Kết quả là Tomas và nhóm Nextiva bắt đầu tạo ra giải pháp.
Năm 2008, Gorny thành lập Nextiva chuyên về dịch vụ truyền thông tích hợp. Startup này sau đó đã đạt doanh thu hàng năm 40 triệu USD, tại thời điểm đó, công ty gặp phải vấn đề với hệ thống của bên thứ ba tích hợp phần cứng, phần mềm hỗ trợ và dịch vụ, điều này đã tạo ra sự thay đổi trong suy nghĩ của họ. Công ty bắt đầu xây dựng một nền tảng riêng cho mình.
Nextiva mở rộng theo chiều ngang, thêm phần mềm CRM, phân tích và các chức năng khác vào bộ ứng dụng rộng hơn của nó khi nó mở rộng quy mô. Và nó đã phát triển hiệu quả; bắt đầu bằng tiền của nhóm sáng lập.
Việc chuyển đổi nền tảng rất đắt đỏ, Nextiva tính toán rằng họ đã chi 100 triệu USD cho dự án và nó có thể phát triển nhanh hơn trong ngắn hạn nếu chỉ tập trung vào các dịch vụ ban đầu.
Nền tảng mà Nextiva đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển hiện đã có mặt trên thị trường và sau khi mở rộng quy mô doanh thu hàng năm từ 100 triệu USD vào năm 2016 lên 200 triệu USD trong năm nay, Nextiva đã hoàn thành quá trình phát triển thành nền tảng.
Gorny giải thích về lý do tại sao công ty không xây dựng nền tảng ngay từ khi thành lập như các startup khác mà lại xây dựng một bộ sản phẩm vào thời điểm đó. Ông cho rằng công ty đã trưởng thành một khi xây dựng hệ thống trên cơ sở nhóm dữ liệu khách hàng đã sử dụng dịch vụ của mình, điều đó cũng cho phép Nextiva xây dựng nền tảng nhanh hơn.
Điều gì tiếp theo cho Nextiva? Tăng trưởng hơn 30% một năm, nó có thể được niêm yết trên sàn chứng khoán. Vì Nextiva đã có doanh thu và sống tốt nên startup này không cần đốt tiền để tăng trưởng và đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho một đợt IPO. Và mặc dù Gorny nhấn mạnh rằng là công ty tư nhân cho phép Nextiva có thể tăng tốc hoặc giảm tốc độ tăng trưởng khi muốn tập trung nhiều hơn vào phát triển sản phẩm, nhưng IPO sẽ giúp Nextiva được biết đến nhiều hơn và có thêm tiền để đi nhanh hơn.
Năm 2021 được cho là thời điểm sắp tới cho một đợt IPO kỳ lân. Nhưng có thể một trong số những màn ra mắt đó cũng sẽ là những “con ngựa đen”.
Nguồn Techcrunch