Hậu kỳ “khai tử” các dự án BT (Bài 1): Vẫn còn nhiều bất cập, hệ lụy…

Diendandoanhnghiep.vn Bất cập, hệ lụy được chỉ ra, số phận các dự án theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) đã chính thức bị “khai tử”, sau khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)…

Chiều 18/6/2020, với đa số các đại biểu tán hành, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó, đáng chú ý, “số phận” của hợp đồng đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) đã chính thức bị “khai tử” từ ngày 01/01/2021 khi Luật PPP có hiệu lực. Thậm chí, tại Điều 101 của luật này, cũng quy định, các hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư dừng thực hiện kể từ ngày 15/8/2020.

Các dự án BT chính thức bị

Các dự án thực hiện theo hình thức BT chính thức bị "khai tử" khi Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Số phận của các dự án thực hiện theo hình thức BT có thể được coi chính thức khép lại, tuy nhiên, trên thực tế dư luận đặc biệt quan tâm đến những bất cập, lỗ hổng mà 20 năm qua các dự án được thực hiện theo hình thức BT sẽ thế nào, sai phạm, thất thoát, chậm tiến độ… sẽ xử lý ra sao, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Trước đó, trong năm 2019, Kiểm toán Nhà nước cũng thực hiện kiểm toán 28 dự án BT tại các địa phương và phát hiện nhiều vi phạm.

Cụ thể, theo Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2019 vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi tới Kỳ họp thứ 9 - Quốc hội khóa XIV, hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư; có dự án chỉ định nhà đầu tư sau khi triển khai thi công dự án; các dự án chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và đưa vào danh mục đầu tư, chuyển đổi hình thức đầu tư dự án từ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sang PPP và dự án do nhà đầu tư đề xuất không lấy ý kiến các bộ, ngành theo quy định.

Cũng thông qua kết quả kiểm toán 28 dự án BT, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý 5.058,4 tỷ đồng, trong đó, tăng thu ngân sách Nhà nước 112,4 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà nước 1.260,2 tỷ đồng; xử lý khác 1.316,1 tỷ đồng; thu hồi nộp ngân sách Nhà nước thanh toán vượt giá trị dự án BT 355,5 tỷ đồng, giảm giá trị hợp đồng BT 2.014,2 tỷ đồng.

Ngoài những nội dung cụ thể đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong 28 dự án như đã nêu, trên thực tế nhiều dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức BT vẫn tồn tại hàng loạt bất cập, trong đó phải kể đến việc chậm tiến độ và thất thoát. Nhiều dự án xảy ra tình trạng đất đối ứng đã được xây dựng, rao bán nhưng tiến độ công trình hạ tầng được giao lại vô cùng chậm,…

Đáng nói, một nội dung đang nhận được sự quan tâm vô cùng lớn của dư luận trong thời gian vừa qua đó là hiện trạng các dự án thực hiện theo phương thức BT thường bị “thổi” giá hoặc định giá không đúng với thực tế, khiến diện tích đất đối ứng phải chi trả cho nhà đầu tư quá lớn, trong khi phần dự án công trình thực hiện lại không tương xứng. Như, nhiều công trình tại TP Hà Nội có chiều dài chỉ hơn 1km cho tới hơn 3km nhưng giá trị đổi lại là nguồn đất đối ứng lên tới 60 – 70ha, như vậy có thỏa đáng?

Nhiều dấu hỏi được đặt ra liên quan đến việc UBND TP. Hải Phòng định giá

Nhiều dấu hỏi được đặt ra liên quan đến việc UBND TP. Hải Phòng định giá "đất vàng" đối ứng cho doanh nghiệp với giá "rẻ bất thường"

Hay như mới đây, dư luận đặc biệt nóng lên trước vụ việc xảy ra tại TP. Hải Phòng, được phản ánh liên quan tới sai phạm tại các dự án BT và những dấu hiệu, hiện tượng móc ngoặc đấu thầu.

Cụ thể, UBND TP.Hải Phòng đã chỉ định thầu cho Công ty Cổ phần Đầu tư dịch tài chính Hoàng Huy triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ theo hình thức BT, trong đó, đáng chú ý có dự án cải tạo chung cư cũ HH3, HH4 tại phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền. Với dự án này, UBND TP.Hải Phòng đã ưu tiên giao cho doanh nghiệp thực hiện 99 ha đất sạch, vị trí đắc địa đầu tư nhiều dự án bất động sản như trung tâm thương mại, khu đô thị, nhà liền kề, biệt thự.

Đáng nói, mức giá mà UBND TP.Hải Phòng phê duyệt khi giao đất chỉ khoảng 3,8 triệu đồng/m2, còn giá mà nhà đầu tư sau đó bán các sản phẩm trên lô đất này lên tới hàng chục triệu đồng/m2.

Không chỉ riêng Hải Phòng mà thực tế hiện nay, trên cả nước, nhiều công trình, dự án thực hiện theo hình thức BT đều đang bộ lộ hàng loạt những bất cập và hệ lụy.

Như, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến đề nghị không quy định dự án áp dụng loại hợp đồng BT trong dự thảo Luật, vì không đúng bản chất hợp tác công tư. Đồng thời, đề nghị dừng triển khai mới loại hợp đồng BT vì cho rằng, thời gian qua dự án BT đã để lại nhiều hệ lụy, dư luận không tốt, có tình trạng mua công trình giá đắt và đổi lại đất đai và tài sản công với giá rẻ, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hậu kỳ “khai tử” các dự án BT (Bài 1): Vẫn còn nhiều bất cập, hệ lụy… tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714133312 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714133312 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10